| Hotline: 0983.970.780

"Bó tay" dịch chổi rồng

Thứ Ba 01/04/2014 , 10:31 (GMT+7)

"Nhà vườn đã "đầu hàng" với dịch chổi rồng, cây nhãn ra bông nào là nhện lông nhung (gây bệnh chổi rồng) tấn công bông đó, không thể phòng trừ nổi.

Ông Cao Văn Ri, Chủ nhiệm HTX Chôm chôm Bình Hòa Phước (Long Hồ, Vĩnh Long) cho biết, năm 2013, huyện chi hơn 16 tỷ đồng hỗ trợ bà con mua thuốc phun xịt phòng trừ bệnh chổi rồng trên nhãn và chỉ hiệu quả được 1 vụ. Giờ dịch tái phát mạnh trở lại.

"Nhà vườn đã "đầu hàng" với dịch chổi rồng, cây nhãn ra bông nào là nhện lông nhung (gây bệnh chổi rồng) tấn công bông đó, không thể phòng trừ nổi. Hiện tại bà con ở ấp Bình Hòa 2, xã Bình Hòa Phước đã chọn giải pháp đốn hết diện tích nhãn để chuyển sang trồng chôm chôm hoặc nhãn Idor. Bệnh chổi rồng đã "cướp" mất nguồn thu nhập chính của nhà vườn trồng nhãn trong nhiều năm qua, làm cho nhiều người phải nợ tiền mua thuốc BVTV", ông Ri rầu rĩ nói.

Ông Nguyễn Văn Dũng, cán bộ nông nghiệp xã Bình Hòa Phước cho biết: "Từ đầu năm 2014 đến nay nhà vườn ở xã đã đốn 250/504 ha nhãn để chuyển sang trồng chôm chôm Java và chôm chôm Thái bởi việc phòng trị bệnh chổi rồng trên nhãn không hiệu quả. Giải pháp bỏ nhãn trồng chôm chôm ngay lúc này là chưa quá muộn vì chôm chôm luôn có giá cao".

Năm 2013, UBND tỉnh Vĩnh Long đã chi trên 31 tỷ đồng để hỗ trợ thuốc BVTV cho nhà vườn dập dịch chổi rồng trên nhãn. Sau đợt ra quân đồng loạt, dịch bệnh có giảm, nhưng chỉ một vụ sau, dịch tiếp tục tái phát trở lại trên hầu hết diện tích.

Theo thống kê của Chi cục BVTV Vĩnh Long, toàn tỉnh có trên 876 ha nhãn tiêu da bò bị nhiễm chổi rồng ở mức độ rất nặng; 3.000 ha nhiễm nặng và 2.200 ha nhiễm trung bình...

Bà Đỗ Thị Cẩm, ấp An Thạnh, xã An Bình (Long Hồ) đang thuê thợ cưa đốn hạ toàn bộ 4 ha nhãn tiêu da bò trên 20 năm tuổi nói: "Hai năm qua tôi tập trung nhiều nguồn lực để dập dịch chổi rồng trên nhãn nhưng không mang lại kết quả. Tiền bán trái nhãn không đủ mua thuốc phòng ngừa bệnh chổi rồng. Cây ra bông bao nhiêu là bệnh chổi rồng tấn công bấy nhiêu thì làm sao có nhiều trái. Nguồn vốn tích lũy từ cây nhãn đã chi tiêu hết, nay phải chọn giải pháp đốn nhãn bán củi với giá 450.000 đồng/m3 để tiêu xài và chờ hỗ trợ chuyển đổi cây trồng khác".

Ông Nguyễn Văn Sang, ấp Hòa Quý, xã Hòa Ninh (Long Hồ) cho biết: "Dịch bệnh chổi rồng trên nhãn làm cho gia đình tôi thất thu đã 5 năm và bây giờ chỉ còn một cách duy nhất là đốn bỏ để trồng chuối, trồng màu, chứ giữ lại cây nhãn sẽ... nghèo đi. Ở ấp Hòa Quý có nhiều hộ đang đốn hạ nhãn để bán củi song bị thương lái mua ép giá. Năm 2013, củi nhãn có giá khoảng 550.000 đồng/m3, nhưng nay họ chỉ mua 450.000 đồng/m3".

Ông Phan Nhựt Ái, Giám đốc Sở NN-PTNT Vĩnh Long cho biết: "Toàn tỉnh có trên 900/9.000 ha nhãn tiêu da bò bị nhà vườn đốn hạ để chuyển đổi sang cây chôm chôm hoặc nhãn Idor. Nguyên nhân do dịch chổi rồng làm nhiều vườn thất thu lớn và không thể khắc phục được. Huyện Long Hồ là địa phương có diện tích nhãn bị đốn nhiều nhất với 653/3.890 ha.

Hiện tại, số lượng nhà vườn đăng ký đốn bỏ để chuyển đổi cây khác ngày một tăng. Sở đang trình UBND tỉnh kế hoạch chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi đến năm 2020, trong đó có cây nhãn. Theo đó, nhãn từ 10 năm tuổi trở xuống sẽ khuyến khích bà con giữ lại chăm dưỡng. Còn trên 10 năm tuổi đã bị bệnh chổi rồng không còn cách khắc phục sẽ khuyến cáo đốn bỏ để trồng giống nhãn khác hoặc chôm chôm.

Mặc dù chôm chôm và nhãn Idor cũng đang bị nhện lông nhung tấn công gây bệnh chổi rồng nhưng chỉ ở mức dưới 10%, kiểm soát được. Nếu kế hoạch được phê duyệt, bà con sẽ được hỗ trợ giống để SX, sớm vực lại kinh tế hộ mà bệnh chổi rồng gây ra".

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm