| Hotline: 0983.970.780

Bó tay với vấn nạn bạo hành trẻ em?

Thứ Năm 30/11/2017 , 13:30 (GMT+7)

Sự việc chủ cơ sở mẫu giáo Mầm Xanh (quận 12, TP.HCM) vừa bị công an bắt giam về tội "Hành hạ trẻ em" thực ra không mới, bởi vấn đề này tồn tại từ nhiều năm nay nhưng chính quyền cơ sở đã không phát hiện phòng ngừa hiệu quả.

Tư nhân áp đảo công lập

Ngày 29/11, ông Lê Trương Hải Hiếu, Chủ tịch UBND quận 12 qua trao đổi với báo chí đã thừa nhận công tác quản lý, thanh tra các cơ sở giáo dục mầm non tư nhân tại địa phương vẫn còn thiếu sót. Đặc biệt, điều kiện tiếp nhận trẻ vào học bán trú ở các trường tư thục dễ dàng hơn so với các trường công lập do trường tư thục không yêu cầu nhiều về thủ tục, giấy tờ.

15-52-06_1
Nhà trẻ Mầm Xanh sau sự việc các bảo mẫu bạo hành, nay đã bị đóng cửa

Thực tế cho thấy, phụ huynh gửi trẻ vào các cơ sở mầm non tư thục đa phần là công nhân lao động, một phần lương họ thấp, trung bình khoảng 5-6 triệu đồng/tháng, trong khi các cơ sở mầm non bán trú có mức phí "bình dân" từ 1 triệu trở lên, thủ tục tiếp nhận trẻ lại linh động nên rất dễ gặp "ác mẫu" thay vì "bảo mẫu", bởi trong đó không ít cô giáo dạy trẻ không có bằng cấp, chuyên môn mà cơ sở Mầm Xanh là một minh chứng.

Ngay tại quận 12, theo số liệu của Phòng Giáo dục và Đào tạo, toàn quận có trên 30 ngàn trẻ ở độ tuổi đi học nhà trẻ, mầm non. Thế nhưng, tại đây chỉ có 19 trường mầm non công lập, giải quyết được việc đi học của gần 7.000 trẻ, còn hơn 23 ngàn trẻ khác là phải học tại 310 trường mầm non tư thục, hoặc nhóm trông giữ trẻ gia đình. Tức trường mầm non tư thục chiếm đến 2/3 nhu cầu của địa phương. Thế nên, theo ông Hiếu, quận 12 đã từng bàn bạc với các Cty, KCN để các nơi này có thể chủ động phát triển các trường mầm non phục vụ chính con em công nhân đang lao động SX tại đây nhưng,hiện nay tất cả đều trên tinh thần đề nghị, động viên, hình thức.

"Trường lớp, cơ sở vật chất, giáo viên cho các trường công lập là không đủ, nên các cơ sở tư nhân là giải pháp giảm tải kịp thời và phù hợp. Thế nhưng đổi lại, chất lượng và điều kiện của những nơi này lại cần phải liên tục kiểm tra, xác minh. Nó là hai mặt của một vấn đề mà chúng tôi đang phải giải quyết", ông Hiếu thừa nhận.
 

Phòng ngừa thế nào?

Trong khi đó, làm nghề nuôi dạy trẻ hoàn toàn không đơn giản. Theo tìm hiểu chúng tôi, một cô giáo làm nghề này bắt đầu công việc phải trước 7 giờ sáng hàng ngày. Nhiệm vụ của họ là đón trẻ, nghe những lời dặn dò từ phụ huynh trong trường hợp con họ ốm đau, cần uống thuốc hay phải kiêng ăn món nào.

Sau đó vào lớp là phải biết dạy trẻ múa, hát, nhận biết chữ cái hay làm các phép tính cơ bản. Cái khó của nghề này là phải chăm lo cho những đứa trẻ còn chưa có khả năng điều chỉnh hành vi và tự chăm sóc bản thân. Trong đó, khó khăn lớn nhất trong các cơ sở nuôi dạy trẻ vẫn là "công đoạn" cho các bé ăn uống và vệ sinh hộ cho trẻ. Công việc này đòi hỏi người bảo mẫu phải đảm bảo hai đức tính, đó là sự kiên nhẫn và lòng yêu thương trẻ. Vì vậy, nếu không đảm bảo một trong hai đức tính nói trên thì việc bạo hành trẻ tại các cơ sở trường mẫu giáo mầm non tư thục không sớm thì muộn cũng sẽ xảy ra.

Điều đáng nói, Luật Trẻ em năm 2016 quy định 15 cơ quan có trách nhiệm bảo vệ trẻ em nhưng đáng tiếc là các vụ việc bạo hành trong thời gian gần đây vẫn cứ tiếp diễn. Thậm chí ngay tại địa phương, chính quyền cấp phường, xã được cho là nơi quản lý trực tiếp các hoạt động của các cơ sở mầm non, nuôi dạy trẻ. Trong đó, phó chủ tịch xã, phường phụ trách khối văn xã còn được qui định kiêm thêm nhiệm vụ "Trưởng ban thực hiện xã phù hợp với trẻ em", thế nhưng những vụ việc bạo hành trẻ em vừa qua được phát hiện chủ yếu từ mạng xã hội và báo chí. Vậy thì, các cơ quan chức năng phòng ngừa thế nào cho hiệu quả?

Chiều 28/11, Văn phòng Chủ tịch nước đã có công văn số 1581/VPCTN-TH đề nghị Ủy ban Quốc gia về trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH, Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế, Bộ Công an, các bộ, ngành liên quan và các tỉnh, TP trực thuộc trung ương tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về trẻ em, nhất là Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 5/11/2012 của Bộ Chính trị (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới, Luật Trẻ em năm 2016. Đồng thời, tổ chức kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật tại các trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ trong cả nước để phòng ngừa, ngăn chặn, điều tra, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về trẻ em.

 

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm