| Hotline: 0983.970.780

Bộ trưởng Cao Đức Phát: Hà Nội phải có phương án vận hành tiêu lũ thông minh

Thứ Tư 21/07/2010 , 09:43 (GMT+7)

Hôm qua 20/7, Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát đã có buổi làm việc với UBND TP Hà Nội về công tác PCLB và phát triển NN-NT.

Hôm qua 20/7, Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát dẫn đầu đoàn Bộ NN-PTNT đã đi khảo sát các công trình chống ngập úng và có buổi làm việc với UBND TP Hà Nội về công tác PCLB và phát triển NN-NT.  

Trên công trường trạm bơm (TB) Yên Sở II (cùng với TB Yên Sở I là TB tiêu chính cho khu vực nội thành Hà Nội) các công nhân đang làm việc cật lực. Toàn bộ hệ thống máy móc đã được lắp đặt xong đến cuối tháng 8/2010 sẽ đưa vào sử dụng, nhanh hơn 2 tháng so với kế hoạch. TB Yên Sở II đi vào hoạt động sẽ tiêu được 90m3/s, tăng gấp đôi so với TB Yên Sở I và nâng tổng khả năng tiêu của TB Yên Sở lên 135m3/s. Còn tại TB tiêu Vân Đình, huyện Ứng Hòa cũng đang được đẩy nhanh tiến độ nâng cao năng lực tiêu. Không chỉ có vậy, UBND TP Hà Nội đã quyết định cho xây dựng TB dã chiến Yên Nghĩa với quy mô 14 máy 4.00m3/h và hiện tại đang được công nhân tích cực thi công. Đồng thời sử dụng TB tưới La Khê với 6 máy 8.000m3/h để tiêu nước ra sông Đáy.

Khảo sát tại các công trình trên, Bộ trưởng Cao Đức Phát đánh giá cao sự cố gắng của Hà Nội trong việc đẩy nhanh tiến độ các công trình chống ngập úng. Khi các công trình này hoàn thành, khả năng tiêu của các TB sẽ tăng thêm 100m3/s, phần nào có thể an tâm nếu có tình huống mưa lớn xảy ra.

Tại buổi làm việc với Bộ trưởng Cao Đức Phát, Thứ trưởng Nguyễn Minh Quang, Thứ trưởng Bùi Bá Bổng và đại diện các Cục, Vụ, Trung tâm, Trường ĐH Thủy lợi, Viện KH Thủy lợi VN, Viện Quy hoạch thủy lợi, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, đòi hỏi cấp thiết của Hà Nội là phải giải quyết việc tiêu thoát nước. Thêm máy bơm thì không khó, nhưng tiêu đi đâu, bơm chỗ úng này vào chỗ úng kia hay sao. Năm 2008 khu vực TT Hội nghị QG ngập, các máy bơm tiêu cũng ngập luôn, lắp máy bơm dã chiến bơm vào sông Nhuệ thì sông Nhuệ không chịu được. Trận mưa đầu tháng 7 vừa rồi trên 100mm, Hà Nội không có chỗ nào không ngập. 

Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo cho rằng: “Nên chăng, Hà Nội tìm kiếm các ý tưởng, giải pháp tiêu thoát thông minh. Chẳng hạn như làm một con đường dưới lòng đất chạy từ phía Bắc - Nam, bình thường thì nó giải quyết vấn đề giao thông, khi có mưa lớn thì bịt lại làm hồ chứa nước như ở thủ đô của Malaysia? Hay cắt ngang thành phố để tạo nên thêm một hệ thống tiêu mới bơm ra ngoài sông Hồng. Về lâu dài có lẽ chúng ta phải tìm kiếm những giải pháp thông minh như thế. Hà Nội cũng sẽ xem xét lại việc ngầm hóa các kênh mương”.

Đại diện Tổng cục Thủy lợi, Viện KH Thủy lợi VN, Viện Quy hoạch Thủy lợi, Trường ĐH Thủy lợi “hiến” cho TP nhiều giải pháp. Đặc biệt, có ý kiến cho rằng với riêng ngày lễ lớn như kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, Hà Nội cần phải có một kịch bản riêng chứ không nên tiêu theo quy trình như trước đây. 

Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định: “QĐ của Thủ tướng thực hiện từ năm 2009 là tại nội thành giờ nào mưa tiêu hết giờ đó, ngoại thành tiêu từ 3-5 ngày và vốn đầu tư là gần 14 ngàn tỷ đồng. Nhưng ngay cả làm được những công trình này, TB Yên Sở tăng thêm được 90m3/s thì đó là những công trình vòng ngoài. Trong nội thành vẫn chưa giải quyết được ngập úng. Hà Nội phải có phương án vận hành thông minh và phải có nhiều phương án, kịch bản, đặc biệt là cho những ngày lễ quan trọng”.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Giông lốc gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân Si Ma Cai

Lào Cai Giông lốc, mưa lớn gây ảnh hưởng đến mùa màng của người dân trên địa bàn huyện Si Ma Cai và huyện Mường Khương.

Bình luận mới nhất