| Hotline: 0983.970.780

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đang "trực chiến" ở tâm bão

Thứ Bảy 24/11/2018 , 19:01 (GMT+7)

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai cùng đoàn công tác sẽ ở lại ngay tâm bão để cùng phòng chống bão với chính quyền và người dân nơi đây. Cả ngày hôm nay 24/11, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã liên tục di chuyển tới các vùng “nóng” tại TPHCM và Bà Rịa - Vũng Tàu để chỉ đạo công tác phòng chống bão.

* Dự báo đêm 25/11 bão số 9 sẽ đổ bộ vào các tỉnh Nam Trung bộ và các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, TPHCM. 

Bộ Trưởng Nguyễn Xuân Cường kiểm tra công tác phòng tránh bão số 9 tại Cần Giờ


TP.HCM, Cần Giờ chủ động các phương án 

Báo cáo với Đoàn Kiểm ra, ông Lê Minh Dũng, Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ cho biết: “Trên địa bàn huyện ghi nhận có 4.151 người/1.206 hộ di dời khi bão đổ bộ. Ngoài ra, trong khu vực rừng phòng hộ có 345 người/179 hộ giữ rừng cần di dời ứng phó cơn bão số 9. Theo đó, việc di dời dân được triển khai bắt đầu từ 6 giờ ngày 24/11 và công việc di dời dân  hoàn thành trước 12 giờ ngày 24/11”.

Qua rà soát trên địa bàn huyện ghi nhận có khoảng 413 căn nhà cần chằng chống, đến nay các xã - thị trấn đã chằng chống được 413/413 căn nhà. Đối với công tác quản lý tàu thuyền, sở đáy, chòi canh, lồng bè: Sau khi nhận được bản tin báo bão của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương và thực hiện nội dung chỉ đạo của UBND huyện, Đồn Biên phòng Cần Thạnh, Long Hòa và Hải độ 2 tiến hành bắn pháo hiệu báo bão thông báo cho các phương tiện đang hoạt động trên biển biết để vào nơi trú, tránh bão an toàn.
 

Di dân vào các khu tập trung tránh bão số 9


Đồng thời, thực hiện công điện của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP, huyện đã triển khai cấm tàu, thuyền xuất bến hoạt động từ 13 giờ ngày 23/11, cũng như kêu gọi tàu, thuyền vào nơi trú tránh bão an toàn và đến nay đã có 1.254/1.254 phương tiện thủy đã vào bờ neo đậu an toàn và di dời 935 người ở các chòi giữ nghêu, sò, nuôi cá lồng bè, nuôi hàu…

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thanh Liêm cũng cho biết, từ chiều qua, TP đã cấm tàu thuyền xuất bến trước bão số 9. Học sinh toàn TP được nghỉ học từ trưa nay và ngày mai. “TP chỉ đạo các địa phương xung yếu như Cần Giờ, Nhà Bè di dời dân tới nơi tránh trú bão, đảm bảo an tuyệt đối an toàn. Vùng nội thành, yêu cầu các đơn vị kiểm tra cây xanh, hệ thống điện sẵn sàng ứng phó khi có sự cố”.

Tại buổi kiểm tra, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, Trưởng Ban chỉ đạo Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao công tác phòng, chống ứng phó với cơn bão số 9 của TP.HCM và huyện Cần Giờ. Tuy nhiên, TP là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 9 và lâu nay lại không có bão, nên tuyệt đối không được chủ quan.
 

Bộ Trưởng Nguyễn Xuân Cường thăm hỏi người dân tại nơi tránh bão


Do tính chất nghiêm trọng của diễn biến bão số 9, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: “Bão tiếp cận bờ lại lúc nửa đêm, cộng với mức triều cường cao (tới 9h mức triều cường là 1m56), khả năng khi bão sẽ có gió, mức cột sống biển sẽ cao, dễ gây tổn hại lớn”.

Theo Bộ Trưởng, dự kiến cơn bão này sẽ đổ bộ vào đất liền vào đêm 25/11 nên cần thông báo cho tất cả khách du lịch vào đất liền an toàn. Mặt khác, đảm bảo an toàn các công trình xây dựng ở khu vực nội đô, kiểm tra các công trình thủy lợi, an toàn hồ chứa; không cho học sinh đến trường để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
 

BR-VT làm tốt phương án “4 tại chỗ”

Theo ghi nhận của PV, từ trưa 24/11, các địa phương ven biển của tỉnh BR-VT đã quyết liệt tổ chức di dân khỏi những nơi xung yếu ven biển, gần núi vào các trường học, nhà kiên cố. Các nhà dân cũng được các lực lượng bộ đội, công an, dân quân giúp chằng chống nhà cửa.

Báo cáo với Đoàn Kiểm tra, ông Võ Thanh Phượng, Phó chủ tịch UBND thị trấn Phước Hải cho biết, sáng này, các khu phố đã bắt đầu vận động đưa bà con ở những căn nhà có nguy cơ bị ảnh hưởng của bão số 9 vào các trường học. Thị trấn Phước Hải cũng bố trí các phương tiện ô tô để di dời dân đến trường học để ở tránh trú bão số 9 kịp thời. Tại xã Bình Châu (huyện Xuyên Mộc), lực lượng chức năng cũng tổ chức chằng chống nhà dân, vận động người dân đến các trụ sở công cộng để trú tránh bão.
 

Bộ Trưởng Nguyễn Xuân Cường kiểm tra công tác phòng tránh bão số 9 tại tỉnh BR-VT


Theo ông Lê Tuấn Quốc, Phó chủ tịch UBND tỉnh BR-VT, từ ngày thứ 6 (23/11) các ngành chức năng đã không cho tàu ra khơi và di dời các lồng bè vào nơi an toàn; đồng thời vận động bà con gấp rút thu hoạch lúa ở những nơi có khả năng ngập úng.

Đối với sở NN-PTNT chỉ đạo hồ thủy lợi phải bố trí người trực thường xuyên để xả lũ và khi có sự cố; thông báo người dân không ra các vùng nguy hiểm đối với địa phương ven biển; sở y tế điều cán bộ y tế về cấp thuốc chữa trị kịp thời khi có sự cố. Riêng đối với khách du lịch hiện nay cũng đã rời Vũng Tàu. Đối với lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn tỉnh cũng chuẩn bị một số phương án để ứng phó khẩn cấp…

Theo Chủ tịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Văn Trình: “Tỉnh đã thực hiện rất nghiêm túc công tác kiểm tra, kiểm soát, phòng tránh cơn bão số 9. Theo nhân định, diễn biến cơn bão sẽ đi thẳng vào tỉnh nên rất đáng lo ngại, vì thế tuyệt đối không được chủ quan và chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các tình huống xấu nhất, kể cả công tác khắc phục sau bão. Ưu tiên số một của tỉnh là bảo vệ con người, thứ hai là lo bảo vệ tài sản của dân…”.

Bộ Trưởng Nguyễn Xuân Cường kiểm tra công tác phòng tránh bão số 9 tại tỉnh BR-VT


Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo: Cơn bão số 9 đi vào Đông Nam bộ đến thời đểm này đang theo hướng Tây, với cấp độ cao, dự báo sẽ tiếp cận đất liền vào đêm nay hoặc sáng mai. Cơn bão có thể không quá lớn nhưng nguy hiểm. BR-VT, TP.HCM, Bến Tre từ xưa nay không có bão nên cẩn phải chuẩn bị rất thận trọng, vì cơn bão này rơi đúng thời điểm tương tác giá mùa Đông Bắc nên kết hợp hơi ẩm, toàn bộ giá đông kèm theo giông lốc…

Bộ trưởng hoan nghênh tỉnh BR-VT thực hiện nghiêm công điện của Chính phủ trong công tác ứng phó bão số 9, neo đậu tàu thuyền, công tác tuyên truyền và di rời dân. Bộ trưởng cũng yêu cầu: Thứ nhất, cần phải rà soát tất cả dân cư không để một ai ở vùng không an toàn; Về tàu thuyền, vận động tài công phải nhanh chóng đưa tới nơi an toàn và không cho ai ở trên tàu thuyền; kiểm tra tất cả người dân trên các lồng bè; phải thông báo đến tất cả du khách, kể cả trong khách sạn, du khách nước ngoài…Tổng kiểm tra lại phương án “4 tại chỗ”, rà soát  tất các phương án sẵn sàng đối phó với các tình huống xấu xảy ra để cập nhật bổ sung những gì cần thiết nhất cho công tác phòng tránh bão.

Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường, cơn bão số 9 đang hướng vào khu vực phía Nam, ảnh hưởng các tỉnh Nam Trung bộ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.HCM. Bên cạnh tác động của cơn bão số 9, các tỉnh còn chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc dông lốc, mưa lớn và các khu vực ven biển chịu ảnh hưởng trực tiếp ảnh hưởng của đợt triều cường lên cao. Do vậy yêu cầu các địa phương phải tập trung, quyết liệt từ giờ đến khi có bão vào và sẵn sàng các kịch bản ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra.
Đoàn kiểm tra vận động các tàu thuyền ngư dân khẩn trương vào nơi tránh trú bão an toàn 

 

Xem thêm
Công đoàn NN-PTNT Việt Nam phát động Tháng Công nhân và an toàn lao động

Sáng 24/4, tại Công đoàn NN-PTNT Việt Nam tổ chức phát động 'Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024'.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ngày hội lớn nhất trong năm của người Sán Chỉ tỉnh Quảng Ninh

Hội Soóng cọ là ngày hội lớn nhất trong năm của người Sán Chỉ (tỉnh Quảng Ninh), thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia hưởng ứng.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.