| Hotline: 0983.970.780

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Đẩy nhanh ngay tiến độ thu mua

Thứ Hai 25/02/2019 , 19:01 (GMT+7)

Ngày 25/2, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cùng đoàn công tác của Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước đã trực tiếp đến khảo sát một số DN chế biến lương thực, cánh đồng lúa trên địa bàn tỉnh Long An và Đồng Tháp để tìm hiểu và chỉ đạo tiêu thụ lúa gạo trong vụ ĐX 2018-2019.

 Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thị sát tại cánh đồng lúa ở Đồng Tháp
 

Khảo sát tại một số DN chế biến lương thực, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị tỉnh Long An cần họp ngay với các DN XK gạo trên địa bàn để đẩy nhanh tiến độ thu mua lúa cho nông dân.

Buổi chiều cùng ngày, Bộ trưởng khảo sát tại một số nhà máy, vùng sản xuất lúa gạo lớn của tỉnh Đồng Tháp. Cùng đi có Bí thư Tỉnh ủy Lê Minh Hoan, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Châu Hồng Phúc.

Đoàn đã đến làm việc tại TCty Lương thực Miền Bắc. Năm 2018, việc xuất khẩu gạo của đơn vị rất khả quan với 1,2 triệu tấn - chiếm 18% tổng thị phần xuất khẩu gạo của cả nước.

Hiện TCty và các đơn vị thành viên đang vận hành 20 nhà máy chế biến lúa gạo tập trung tại các tỉnh: Đồng Tháp, An Giang và thành phố Cần Thơ. Trong năm 2019, TCty dự kiến thu mua gần 1,4 triệu tấn lúa gạo, chủ yếu là tại các tỉnh ĐBSCL.

Ông Phan Xuân Quế - Chủ tịch Hội đồng thành viên Cty cho biết, các nhà máy đang tiến hành thu mua hết công suất. Tính đến hôm nay đã thu mua được 178.000 tấn gạo. Như vậy đến hết tháng 3, đơn vị sẽ tiếp tục thu mua thêm khoảng 172.000 tấn gạo và 25.000 tấn lúa, trong đó tại tỉnh Đồng Tháp dự kiến mua 130.000 tấn. Việc thu mua vừa phục vụ các hợp đồng xuất khẩu, vừa tạm trữ để kích cầu và tiêu thụ lúa gạo cho bà con nông dân. Bộ trưởng đánh giá cao những kết quả Tổng Cty đạt được, nhất là đẩy mạnh mở rộng thị trường, mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, vụ ĐX 2018 - 2019, toàn vùng ĐBSCL có khoảng 1,6 triệu ha lúa và giai đoạn này đang tập trung thu hoạch, chiếm từ 30 - 40%. Nhìn chung năng suất năm nay khá tốt, tổng sản lượng ước đạt khoảng 11 triệu tấn. Do sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, các hợp đồng ký kết chưa được nhiều cộng với một số doanh nghiệp chưa đẩy mạnh thu mua nên có lúc giá lúa xuống thấp, chẳng hạn như lúa IR 50404 chỉ còn 4.200 - 4.400 đồng/kg. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và sự vào cuộc của các Bộ, ngành và địa phương nên giá lúa bắt đầu tăng lên. Đây là tín hiệu tốt, đảm bảo có lợi cho doanh nghiệp và người nông dân.

Bộ trưởng nhấn mạnh, hơn lúc nào hết, thời điểm này rất cần sự bắt tay của các DN “rường cột”, cụ thể giao chỉ tiêu cho TCty Lương thực Miền Bắc thu mua nửa triệu tấn lúa.

Làm việc với Cty CP Tập đoàn Intemex, Bộ trưởng phấn khởi với những tín hiệu hết sức khả quan. Ông Đỗ Hà Nam - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng GĐ Cty CP Tập đoàn Intemex cho biết: Mới đây nhất, Cty đã ký kết xuất khẩu 100.000 tấn gạo với thị trường chính là Châu Phi, dự kiến đến hết quý I xuất khẩu được 90.000 tấn. Mục tiêu của Cty trong năm nay là thu mua từ 300.000 - 400.000 tấn lúa.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường làm việc với TCty Lương thực Miền Bắc
 

Bộ trưởng đánh giá cao sự cố gắng của Cty trong việc phát huy lợi thế chế biến nông sản và kinh doanh, không chỉ mang lại hiệu quả kinh doanh cho Cty, mà còn hỗ trợ nông dân trong việc tiêu thụ nông sản. Bộ trưởng đề nghị Cty tiếp tục đẩy mạnh thu mua lúa gạo để hoàn thành các đơn hàng cũ, đồng thời tập trung ký kết các đơn hàng mới, mở rộng liên kết để chủ động nguồn nguyên liệu. Nhân chuyến đi khảo sát này, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT cũng đến thăm cánh đồng lúa đang thu hoạch tại xã Mỹ An Hưng B, huyện Lấp Vò. Bộ trưởng chia sẻ với bà con nông dân và đề nghị bà con liên kết với DN để tránh sự rủi ro của thị trường.

Ông Trần Tấn Đức, GĐ Cty Lương thực Đồng Tháp cho biết: Chúng tôi đang triển khai ráo riết việc thu mua tạm trữ lúa cho bà con nông dân. Chúng tôi chỉ yêu cầu bà con khi thu hoạch lúa báo với xã, hoặc liên hệ với HTX để xác nhận đây là lúa của bà con nông dân chứ không phải của thương lái. Qua đó, chúng tôi có cơ sở bàn với bà con về phương thức vận chuyển cũng như phơi sấy dự trữ một cách cụ thể.

Ngày 26/2, tại Đồng Tháp sẽ diễn ra Hội nghị thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu lúa gạo cho vùng ĐBSCL.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm