| Hotline: 0983.970.780

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Một nhiệm kỳ hoạt động đáng tự hào

Thứ Ba 11/08/2020 , 15:39 (GMT+7)

Đó là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Bộ NN-PTNT lần thứ III, nhiệm kỳ 2020 - 2025 vào sáng 11/8.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường chia sẻ tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Bộ NN-PTNT lần thứ 3, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ảnh: Đinh Tùng.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường chia sẻ tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Bộ NN-PTNT lần thứ 3, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ảnh: Đinh Tùng.

Bước tăng trưởng mạnh mẽ

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhớ lại, những tháng cuối năm 2015, khi vừa tổ chức xong Đại hội Đảng bộ lần thứ II, nhiệm kỳ 2016 - 2020 thì Đồng bằng sông Cửu Long xảy ra đợt hạn hán, xâm nhập mặn khốc liệt nhất lịch sử.

Cần nhấn mạnh rằng 95% sản lượng lúa xuất khẩu, 65% sản lượng rau quả, 70% thủy sản xuất xứ từ đồng bằng châu thổ này.

Lần đầu tiên vùng đất “Chín rồng” giảm 1 triệu tấn lương thực, 1 triệu người thiếu nước sinh hoạt, 402.000ha lúa bị ảnh hưởng giảm năng suất do hạn mặn nghiêm trọng. Bên cạnh đó, các loại dịch bệnh diễn biến phức tạp. Những khó khăn trên đã dẫn đến hệ quả lần đầu tiên ngành nông nghiệp tăng trưởng âm 0,18% trong 6 tháng đầu năm 2016.

Tuy nhiên, với sự nỗ lực của toàn ngành, nhất là sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng, Đảng ủy Bộ NN-PTNT và 59 chi bộ, đảng bộ khối các cơ quan hành chính, sự nghiệp và doanh nghiệp, chúng ta đã đạt được những kết quả hết sức nổi bật.

“Từ chỗ tăng trưởng âm vào đầu nhiệm kỳ, chúng ta đã nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng dương (+). Trong 5 năm qua, bình quân mỗi năm ngành Nông nghiệp tăng trưởng từ 2,5 - 3%", đồng chí Nguyễn Xuân Cường chia sẻ.

Đại hội đã bầu 33 đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng ủy bộ Bộ NN-PTNT khóa III, nhiệm kỳ 2020 - 2015. Ảnh: Đinh Tùng.

Đại hội đã bầu 33 đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng ủy bộ Bộ NN-PTNT khóa III, nhiệm kỳ 2020 - 2015. Ảnh: Đinh Tùng.

Nếu năm 2015, giá trị xuất khẩu nông sản chỉ đạt 30 tỷ USD thì đến năm 2019 đã tăng lên hơn 40 tỷ USD (trung bình mỗi năm tăng hơn 2 tỷ USD). Đặc biệt, thặng dư xuất nhập khẩu nông sản tăng từ 5 tỷ USD lên 10 tỷ USD.

Cùng với việc triển khai đề án tái cơ cấu nông nghiệp, ngành cũng đẩy mạnh Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới để thực hiện Nghị quyết 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X.

Qua đó, tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đã nâng từ 17% trong giai đoạn 2010 - 2015 lên khoảng 62% khi kết thúc giai đoạn 2016 - 2020. Để đạt mục tiêu phát triển kinh tế gắn với tăng trưởng bền vững, chúng ta đã từng bước nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 42% vào năm 2020.

Có được thành quả trên, theo theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, ngoài quyết tâm cao, Bộ NN-PTNT luôn được sự quan tâm chỉ đạo rất sâu sát của Đảng và Nhà nước từ Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ và cả hệ thống chính trị.

“Chưa bao giờ trong thời gian ngắn, rất nhiều chỉ thị, nghị quyết, quyết định từ Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã được ban hành để chỉ đạo phát triển ngành NN-PTNT.

Trong bối cảnh nguồn lực quốc gia có hạn, Quốc hội cũng có những nghị quyết cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn và dành sự quan tâm đặc biệt để đầu tư, phát triển.

Không những thế, Thủ tướng Chính phủ mỗi năm trực tiếp chỉ đạo khoảng 15 - 17 hội nghị về ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đó là điều rất đáng tự hào và phấn khởi”, người đứng đầu Bộ NN-PTNT chia sẻ.

Trong nhiệm kỳ hoạt động vừa qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, ngành NN-PTNT đã hoàn thiện một khối lượng lớn về thể chế. Chỉ 4 năm hoàn thành 6 luật gồm: Luật Lâm nghiệp, Luật Thủy sản, Luật Trồng trọt, Luật Chăn nuôi, Luật Phòng chống thiên tai và Luật Đê điều.

Giữ vững bản lĩnh chính trị

Hơn 35 năm đổi mới, từ một đất nước thiếu ăn, một nền kinh tế lạc hậu, chúng ta xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đưa một nước nghèo đói lên một nền kinh tế với GDP đầu người trên 2.000 USD/năm.

Đó là niềm tự hào của dân tộc nhưng cũng là niềm tự hào của ngành NN-PTNT. Nếu có ai đó đến thăm huyện Nho Quan và Gia Viễn của Ninh Bình, sẽ thấy nông dân nơi đây chuyển đổi 30 - 35% diện tích đất trũng sang nuôi trồng thủy sản cho lợi nhuận gấp 30 - 50 lần; năng suất đạt 80 - 10 tấn cá/ha. Một ví dụ cho thấy sức sống, chuyển động về sự tăng trưởng rất mạnh mẽ.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, bên cạnh thuận lợi, nhiệm kỳ Đảng bộ 2020 - 2025 cũng đặt ra rất nhiều thách thức. Đại dịch Covid-19 đặt ra một câu chuyện hoàn toàn mới trên thế giới. Đó là sự xáo trộn, đứt gãy tất cả chu trình kinh tế. Tới đây rồi không biết rồi sẽ thế nào.

Đại hội Đại biểu Đảng bộ Bộ NN-PTNT lần thứ III, nhiệm kỳ 2020 - 2025 vào sáng 11/8. Ảnh: Đinh Tùng.

Đại hội Đại biểu Đảng bộ Bộ NN-PTNT lần thứ III, nhiệm kỳ 2020 - 2025 vào sáng 11/8. Ảnh: Đinh Tùng.

Thậm chí, kể cả khi có vắc-xin phòng bệnh Covid-19 thì cung cách phát triển của nền kinh tế thế giới cũng sẽ khác. Quốc gia nào cũng sẽ tăng cường tái cơ cấu, quốc gia nào cũng nâng cao khả năng tự chủ.

Do đó, khoảng 4.000 đảng viên của 59 chi bộ, đảng bộ các đơn vị thuộc Đảng bộ Bộ NN-PTNT cần phát huy tinh thần đoàn kết; tập trung trí tuệ và sự sáng tạo để đưa ra các sáng kiến phát triển của từng lĩnh vực hoạt động. Quyết tâm thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao.

"Chúng ta phải đưa ra các giải pháp phù hợp với từng tình hình cụ thể theo phương châm “khó khăn 1 thì quyết tâm 2; quyết tâm 2 thì hành động 3”. Bởi dân tộc Việt Nam có truyền thống vượt qua khó khăn, thách thức", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.

Xem thêm
Hồ Tha La phủ màu xanh cho đất

Hồ Tha La là một trong những công trình thủy lợi trọng điểm của tỉnh Tây Ninh, sau nhiều năm vận hành, công trình đã được đầu tư nâng cấp, đáp ứng đa mục tiêu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chấn chỉnh hoạt động đón trả khách không đúng nơi quy định trong dịp 30/4

TP.HCM Theo báo cáo mới nhất của Thanh tra giao thông TP.HCM, thành phố hiện có 87 điểm đón trả khách sai quy định, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 1] Cây chết dần chết mòn vì thiếu nước

Khoảng 30ha rừng ngập mặn tại hai xã Nghĩa Lợi và Phúc Thắng (huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) gần một tháng qua rơi vào tình trạng khô hạn, không có nước vào, ra.