| Hotline: 0983.970.780

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường:

Thanh Hóa cần quan tâm tiêu thụ lợn thịt chưa nhiễm bệnh

Thứ Ba 19/03/2019 , 16:02 (GMT+7)

Sáng 19/3, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi tại Thanh Hóa. Tại đây, Bộ trưởng đánh giá cao sự vào cuộc quyết liệt của tỉnh Thanh Hóa trong việc phòng chống DTLCP và đề nghị tỉnh cần có các giải pháp để tiêu thụ lợn thịt không nhiễm bệnh cho người chăn nuôi.

15-29-06_2
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường kiểm tra công tác chống DTLCP tại chốt kiểm dịch Dốc Xây

Ngay từ những ngày cuối năm 2018, trước tình hình DTLCP xuất hiện, tỉnh Thanh Hóa đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc phòng chống dịch. Tuy nhiên, là địa bàn trọng điểm về chăn nuôi lợn của các tỉnh Bắc Trung bộ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tính đến nay, sau gần 1 tháng, DTLCP đã xuất hiện tại 3 huyện, TP của tỉnh Thanh Hóa. Cơ quan chức năng buộc phải tiêu hủy 1.230 con lợn với tổng trọng lượng 62.829,5kg của 28 hộ dân thuộc 17 thôn, 15 xã, 3 huyện, TP của tỉnh Thanh Hóa. Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa vẫn đang tích cực triển khai các biện pháp chống DTLCP như lập và duy trì các chốt kiểm dịch, túc trực 24/24. Các địa phương, ngoài nguồn thuốc tiêu độc khử trùng được tỉnh cấp còn chủ động mua thêm và vận động người dân sử dụng vôi bột rải ở khu vực chăn nuôi và các tuyến đường trọng điểm.

Phát biểu chỉ đạo, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao sự chủ động vào cuộc, triển khai các giải pháp phòng chống và khoanh vùng dịch của Thanh Hóa. Bộ trưởng nhấn mạnh, Thanh Hóa có diện tích rộng, lại là địa bàn trọng yếu trong phòng, chống dịch bệnh trên đàn lợn, nếu không làm tốt, DTLCP sẽ lây lan rộng ra khu vực miền Trung và vào Nam. Do vậy, công tác chống dịch của tỉnh có vai trò rất quan trọng, cần phải huy động nhân lực, vật lực để triển khai có hiệu quả nhiệm vụ quan trọng này.

15-29-06_3
Bộ trưởng chỉ đạo: “Thanh Hóa cần quan tâm tiêu thụ lợn thịt chưa nhiễm bệnh cho người chăn nuôi”

Bộ trưởng đề nghị, trong những ngày tới, Thanh Hóa cần tăng cường công tác tuyên truyền, nhất là phải lồng ghép vào trong các hội nghị, tránh việc tổ chức rầm rộ các đoàn đi đến tận các trang trại chỉ đạo. Mặt khác, cần tuyên truyền để người dân không quá hoang mang, triển khai các biện pháp chống dịch theo chỉ đạo, đồng thời vẫn ăn thịt lợn bình thường bởi DTLCP không lây lan sang người và động vật khác.

15-29-06_4
Thanh Hóa tích cực triển khai các phương án chống DTLCP

“Thanh Hóa cần phải quan tâm đến việc tiêu thụ lợn thịt chưa nhiễm bệnh cho người chăn nuôi; tỉnh nên rà soát trên địa bàn, vận động hoặc có cơ chế hỗ trợ để các doanh nghiệp thực phẩm, cơ sở giết mổ có năng lực tiến hành giết mổ, cấp đông cất trữ thịt lợn. Đây cũng là biện pháp cân đối thực phẩm cho nhân dân, bởi sau dịch, nhiều khả năng thịt lợn sẽ khan hiếm, giá thịt tăng cao. Ngay từ bây giờ, tỉnh cần khoanh vùng tốt, chủ động nguồn lợn giống ngay sau khi hết dịch, không để bị động, khan hiếm lợn giống, ảnh hưởng đến việc tái đàn”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Xem thêm
Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất