| Hotline: 0983.970.780

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Thị trường tỷ dân của Trung Quốc có nhu cầu lớn về chè, cà phê

Thứ Hai 14/10/2019 , 11:27 (GMT+7)

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định chè, cà phê là những loại nông sản của Việt Nam rất có tiềm năng tăng mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc.  

Phát biểu của người đứng đầu ngành Nông nghiệp Việt Nam được đưa ra trong Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc về Hợp tác sản xuất tiêu thụ chè, cà phê, tổ chức tại Hà Nội ngày 14/10.

Toàn văn bài phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường:

Việt Nam - Trung Quốc là hai nước láng giềng, có mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời. Năm 2008, hai nước chúng ta đã thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện để mở rộng và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt - Trung, đáp ứng lợi ích của nhân dân hai nước cũng như vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực.

Nhiều đoàn lãnh đạo cấp cao thường xuyên thăm hỏi lẫn nhau đã góp phần nâng hợp tác toàn diện Việt - Trung lên tầm cao mới. Đặc biệt, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước, hai chính phủ.

Chuyến thăm chính thức của đồng chí Hàn Trường Phú, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp nông thôn Trung Quốc lần này đánh dấu mốc quan trọng, nâng tầm hợp tác giữa hai Bộ về phát triển nông nghiệp nông thôn của hai nước.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Tiềm năng và nhu cầu nhập khẩu các loại nông sản của Trung Quốc còn rất lớn. 

Việt Nam là quốc gia có lợi thế và tiềm năng lớn trong sản xuất nông nghiệp nhiệt đới, thuận lợi để sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao, đa dạng, đặc trưng theo từng vùng, miền.

Sản phẩm nông lâm, thủy sản của Việt Nam đã được xuất khẩu sang trên 180 thị trường trên thế giới, phủ khắp trên hầu hết các nước trên toàn cầu. Nhiều nông sản của Việt Nam giữ vị trí tốp đầu trên thế giới như lúa gạo, cà phê, chè, điều, hồ tiêu, thủy sản, đồ gỗ…

Bộ NN-PTNT Việt Nam đang chỉ đạo các đơn vị, địa phương tập trung xây dựng ngành chè, cà phê Việt Nam, thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành Nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, có tính cạnh tranh cao với các sản phẩm đa dạng, có chất lượng, an toàn, thu hút đầu tư, liên doanh liên kết nhằm phát triển lĩnh vực chế biến, mang lại giá trị gia tăng cao, nâng cao thu nhập cho nông dân và doanh nghiệp.

Trong đó, đối với ngành chè: Diện tích chè cả nước năm 2018 khoảng 125.000 ha, năng suất gần 9 tạ/ha và sản lượng đạt trên 1 triệu tấn búp tươi. Đến nay, Việt Nam có thể sản xuất đủ các loại chè phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng đa dạng của khách hàng thế giới.

Chế biến chè đang được nâng cấp và cải thiện cả về quy mô và công nghệ, cả nước có khoảng 257 doanh nghiệp chế biến chè quy mô công nghiệp, tổng công suất theo thiết kế là 5.204 tấn búp tươi/ngày, sử dụng 220.764 lao động sản xuất ra 193.618 tấn sản phẩm; hơn 500 cơ sở sản xuất, chế biến, công suất đạt trên 500.000 tấn chè khô/năm, trong đó: Chè đen chiếm 60%, chè xanh chiếm 40% gồm chè sao lăn, xanh duỗi, và các loại chè đặc biệt như Ô long, Phổ Nhĩ, các loại chè hương, chè thảo dược…

Việt Nam là nước đứng thứ 7 về sản xuất chè toàn cầu. Việt Nam xuất khẩu chè sang 61 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu chè. Chè Việt Nam hiện đứng thứ 2 thế giới sau Trung Quốc về sản lượng và xuất khẩu chè xanh. Trong năm 2018, lượng chè xuất khẩu của cả nước đạt 128.000 tấn, trị giá đạt 219 triệu USD.

Xuất khẩu cà phê đứng thứ hai thế giới

Đối với ngành cà phê, tổng diện tích cà phê cả nước đến hết năm 2018 đạt 688,4 ngàn ha, tăng 157.5 ngàn ha so với 10 năm trước. Sản lượng cà phê nhân xấp xỉ 1,62 triệu tấn, tăng 49.000 tấn. Hiện nay, tình hình áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất cà phê bền vững nông dân trồng cà phê theo quy trình công nghệ, kinh nghiệm truyền thống chiếm 57.3%; tỷ lệ áp dụng quy trình sản xuất và chế biến cà phê tiêu chuẩn quốc tế UTZ: 11%; tiêu chuẩn 4C 17.5%; áp dụng tiêu chuẩn rừng mưa (RFA): 1.2%; áp dụng tiêu chuẩn VietGAP: 1,7%; áp dụng tiêu chuẩn khác: 11.3%.

Hiện tại, cà phê Việt Nam đã xuất khẩu trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ hai thế giới và dẫn đầu toàn cầu về cà phê robusta. Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt 1.88 triệu tấn, trị giá 3.5 tỷ USD, tăng gần 20% về lượng, tăng 1% về trị giá so với năm 2017.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp nông thôn Trung Quốc Hàn Trường Phú và Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cùng thưởng trà.

Trung Quốc là một trong những thị trường lớn và truyền thống nhập khẩu nông sản Việt Nam.

Với dân số 1.42 tỷ dân, chiếm 18.7% tổng dân số thế giới, có hàng trăm triệu khách du lịch, nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm nông thủy sản của thị trường Trung Quốc phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa cũng như sản xuất chế biến hàng xuất khẩu là rất lớn và đa dạng, phong phú.

Theo WTO, hàng năm Trung Quốc nhập khẩu khoảng 160 tỷ USD các mặt hàng nông lâm thủy sản. Đối với nhóm hàng nông thủy sản, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, bình quân chiếm 27% tổng kim ngạch xuất khẩu nông thủy sản của cả nước và chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sang thị trường này.

Tiềm năng và nhu cầu nhập khẩu các loại nông sản của Trung Quốc còn rất lớn. Xu hướng thay đổi thị hiếu tiêu dùng và tốc độ đô thị hóa nhanh, dẫn đến nhu cầu tiêu thụ chè và cà phê tại Trung Quốc ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, Trung Quốc mới chỉ là thị trường nhập khẩu xếp thứ 12 về cà phê với kim ngạch đạt trên 109 triệu USD và đứng thứ 4 về chè của Việt Nam, đạt kim ngạch gần 20 triệu USD.

Tôi hy vọng Diễn đàn này sẽ giúp các cơ quan nhà nước, địa phương, doanh nghiệp hai nước trao đổi hợp tác phát triển sản xuất, chế biến nhằm phát triển thương mại đáp ứng yêu cầu, thị hiếu của thị trường; các doanh nghiệp trong lĩnh vực chè và cà phê hai nước trao đổi, tìm hiểu, tăng cường liên kết trong sản xuất, cung cấp nguyên liệu phục vụ chế biến và liên kết trong phát triển thị trường tiêu thụ, đảm bảo lợi ích chung của nhân dân hai nước.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm