| Hotline: 0983.970.780

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thừa nhận khâu chế biến và tiêu thụ còn yếu kém

Thứ Ba 13/06/2017 , 11:05 (GMT+7)

Một vấn đề được nhiều ĐBQH chất vấn Bộ trưởng Bộ NN – PTNT Nguyễn Xuân Cường là câu chuyện giá lợn hơi tuộc dốc trong một thời gian dài. Giải trình làm rõ thêm vấn đề này, có sự tham gia của Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh.

Sản lượng thịt tăng 3,6 lần

ĐB Nguyễn Văn Sơn (Hà Tĩnh) nêu vấn đề, hiện trạng ngành chăn nuôi đang diễn ra nhiều bất cập, trong đó đáng chú ý, là số lượng con lợn hiện vẫn chưa đạt đến quy hoạch của ngành song thực tế thời gian qua nông dân quá mất mát vì sự xuống dốc của giá do dư thừa?  

Bộ trưởng Bộ NN – PTNT Nguyễn Xuân Cường đăng đàn trả lời chất vấn

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường bày tỏ sự chia sẻ với đồng bào trước việc lợn xuống giá. Câu chuyện thừa thịt lợn theo Bộ trưởng có 2 nguyên nhân chính. Một là sức sản xuất tăng trưởng quá nhanh, 10 năm qua, thịt nói chung tăng 3,6 lần. Về con lợn tốc độ tăng nhanh hơn. 10 năm trước số lượng lợn của nước ta thấp nhất trong ASEAN, số lợn nái 2 triệu con còn bây giờ là 4,2 triệu con. Những năm gần đây không có dịch bệnh.

Hai là, cơ cấu thực phẩm nó cũng khác, trước đây trong bữa ăn chủ yếu là thịt lợn còn bây giờ bất cân đối khi mà cơ cấu bữa ăn đã khác với nhiều thức ăn.

Một số nguyên nhân khác có tác động đến hiện trạng của ngành chăn nuôi thời gian qua, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đó chính là tổ chức ngành chăn nuôi của chúng ta còn bất hợp lý khi mà có đến mấy triệu hộ nông dân chăn nuôi. Khâu liên kết chăn nuôi cũng thấp, chế biến thì quá kém, đơn vị chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Tiếp đến là khâu tổ chức thị trường, thực phẩm Việt Nam còn quá yếu. Thịt lớn mới xuất khẩu được 3 nước. Chủ yếu ngoại thương tiểu ngạch sang Trung Quốc.

“Trong 3 khâu: sản xuất, chế biến, tiêu thụ thì hai khâu sau là quá yếu kém”, Bộ trưởng Cường nói.
 

Tạm nhập tái xuất ảnh hưởng đến dư thừa thịt lợn?

Cùng đăng đàn làm rõ thêm vấn đề ĐBQH nêu lên, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho hay, đúng như khẳng định của Bộ trưởng Bộ NN – PTNT, tốc độ tăng trưởng của đàn lợn trong thời gian qua là rất nhanh.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cùng đăng đàn giải trình làm rõ thêm phần chất vấn của ĐBQH đối với Bộ trưởng Bộ NN – PTNT

Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, chăn nuôi lợn vẫn tiếp tục tăng trưởng nhưng nếu làm tốt hơn công tác thị trường thì sẽ tốt hơn. “Có hai vấn đề cần phải giải quyết là thuế suất và thương mại. Chúng ta phải mở cửa được hai cái đó. Hiện chúng ta đã mở cửa được thuế suất, có dư địa để xuất khẩu. Song hàng rào kỹ thuật chúng ta chưa đáp ứng được”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.

Cũng theo tư lệnh ngành Công thương, hai năm qua, hai Bộ đã có nhiều đoàn đi đàm phán với Trung Quốc để tìm đầu ra cho nông sản. Phía Trung Quốc họ đề nghị để thông quan được hàng rào kỹ thuật. Nghĩa là phải có các vùng sản xuất đảm bảo hàng rào kỹ thuật như vùng sản xuất không bị nhiễm dịch bệnh. Để có được một sản phẩm như thế phải mất 3 năm, cần có sự quy hoạch đảm bảo...

Đề cập đến băn khoăn của một số ĐBQH về tạm nhập tái xuất trong bối cảnh dư thừa thịt lợn, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, điều này phù hợp với yêu cầu của các Hiệp định đã ký kết. Sản phẩm này ở Việt Nam chủ yếu là chúng ta cho họ mượn đường biên để tập kết sản phẩm và chủ yếu là nội tạng.

“Mặt hàng này cũng chỉ chiếm 1% nên không ảnh hưởng đến sản lượng thịt lợn của ta. Chúng ta có hạn chế tạm nhập tái xuất thì không thể hạn chế các mặt hàng đi theo tiểu ngạch được”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.

Ngay lập tức ĐB Phùng Đức Tiến (Hà Nam) giơ biển xin được tranh luận. ĐB Tiến đề nghị hai Bộ trưởng nói rõ biện pháp tới đây sẽ làm như thế nào để việc tiêu thụ hàng nông sản đạt hiệu quả. Bộ trưởng Bộ Công thương có nói việc tạm nhập tái xuất không ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm thịt lợn trong nước là không đúng. Vì nếu đúng thì Chỉ thị của Thủ tướng đã không có câu rằng, dừng ngay việc tạm nhập tái xuất.

“Chỉ có ảnh hưởng lớn thì Thủ tướng mới có chỉ đạo quyết liệt như vậy”, ĐB Tiến nhấn mạnh.

ĐB Cao Thị Xuân (ảnh) (Thanh Hóa) hỏi Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường rằng quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp còn bất cập chính sách là gì? Sau 4 năm tái cơ cấu nhưng đời sống của đồng bào dân tộc vẫn còn hạn chế, tỷ lệ hộ nghèo, tái nghèo còn cao. ĐB đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp để khắc phục.


 

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho hay, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước luôn hướng đến ưu tiên nguồn lực và dành sự quan tâm xác đáng cho nông dân, nhất là đồng bào vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên về tổng thể nguồn lực vẫn còn ít, cái này sẽ tiếp tục được quan tâm, đầu tư.

Vùng Tây Bắc hiện cũng đã đáp ứng được 400kg lương thực/người. Thiết chế hạ tầng đã được đầu tư khá, bộ mặt khu dân cư, nông dân đã có thay đổi. Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại. Chúng ta đang tập trung cho chương trình trồng rừng, khai thác được lợi thế chỗ này. Theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là thời gian tới sẽ khai thác, phát triển lợi thế cây dược liệu ở vùng Tây Bắc.

 

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cầu Trần Hoàng Na phục vụ lưu thông từ ngày 26/4

Từ ngày 26/4, cầu Trần Hoàng Na, bắc qua sông Cần Thơ chính thức đưa vào khai thác sử dụng, phục vụ nhu cầu lưu thông cho người dân.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất