| Hotline: 0983.970.780

Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà: Chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu

Thứ Hai 04/06/2018 , 20:15 (GMT+7)

Chất vấn Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà vào chiều 4/6, các ĐBQH tập trung vào các nhóm vấn dư luận quan tâm.

Đó là công tác quản lý đất đai có nhiều khiếu nại, tố cáo; tình trạng ô nhiễm môi trường và kiểm soát hoạt động xả thải của các doanh nghiệp; các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và những lo ngại về 3 nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc đặt sát biên giới Việt Nam. 
 

BĐKH và sạt lở báo động đỏ

ĐB Lê Công Đỉnh (Long An) nêu câu hỏi, tình trạng sạt lở bờ sông đang diễn ra rất nóng bỏng, đề nghị Bộ trưởng giải trình rõ.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết một trong nguyên nhân dân đến tình trạng này là cát tặc lộng hành, diễn ra gây bức xúc cho dư luận, mặt khác là việc đặt các công trình thuỷ lợi cũng đã ảnh hưởng dòng chảy.

Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà

Chưa hài lòng với phần trả lời, ĐB Đỉnh giơ bảng tranh luận liên quan đến tình trạng sạt lở ở ĐBSCL, ông Đỉnh nói chưa thấy Bộ trưởng nói rõ giải pháp phối hợp với cộng đồng quốc tế. Ông Đỉnh cũng nêu yêu cầu giải quyết về việc bố trí nguồn vốn ứng phó với BĐKH.

Lần này, Bộ trưởng Trần Hồng Hà dành khá dài thời gian nói rõ băn khoăn của ĐB. Ông Hà cho biết, hiện gần như các tổ chức quốc tế đều rất quan tâm đến câu chuyện đa dạng của sông Mekong. Về bố trí vốn chống BĐKH, Bộ trưởng xin nhận và sẽ quan tâm đặc biệt câu chuyện này trong thời gian tới.

Về vấn đề phòng chống xói lở bờ sông, nhất là khu vực ĐBSCL, 60% lượng cát và phù sa bị giữ lại ở các nước thượng nguồn qua các hồ đập thủy điện. Chúng ta đang đấu tranh để giải quyết việc đưa phù sa về xuống dưới hạ nguồn, tuy nhiên đây là vấn đề không đơn giản.

Nguyên nhân thứ hai, hiện tượng quản lý khai thác cát rất lỏng lẻo. Việc cát tặc đang lộng hành gây ra vấn đề xói lở. Nguyên nhân tiếp là quy hoạch thủy lợi, quy hoạch giao thông. Trong đó, sự tham gia giao thông với mật độ như thế nào hoặc công trình thủy lợi như thế nào để có thể giải quyết được trên một bình diện tổng thể để những nơi xói lở nhiều phải mở rộng dòng chảy của bờ sông.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng cho rằng cần có các giải pháp về xã hội hóa, huy động các nguồn lực để đầu tư hạ tầng kỹ thuật ứng phó với BĐKH; đồng thời đấu tranh với các nước thượng nguồn sông Mekong, sông Hồng; kêu gọi sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế để sử dụng bền vững nguồn nước chung các hệ thống sông...
 

Đất ở 3 đặc khu nóng lên thì quản lý thế nào?

ĐB Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) lo ngại về tình trạng sốt đất tại 3 khu vực sắp hình thành đặc khu kinh tế thì tình hình đất đai nơi đó sẽ nóng lên và không tránh khỏi hiện tượng đầu cơ. Cần biết giải pháp của Bộ trưởng?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời rằng, quy luật là khi có tầm nhìn, đầu tư vào tương lai thì thị trường sẽ nóng lên, chúng ta biết điều ấy nhưng chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu.

“Tôi kiến nghị luôn là việc ra Chỉ thị ngừng giao dịch đất đai tại ba đặc khu sắp hình thành là không phù hợp pháp luật. Đề nghị Quốc hội có Nghị quyết đặc thù để xử lý vấn đề này”, Bộ trưởng nói.

Ông Hà cũng nói đáng lo ngại hơn cả là các giao dịch ngầm trong việc chuyển đổi đất rừng trái phép ở ba khu vực sắp hình thành đặc khu, rất nhiều nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu quản lý. Ông cho rằng các địa phương phải xem lại hiện trạng quản lý đất đai để đền bù đúng đối tượng, tránh đầu cơ, cũng như cảnh báo những giao dịch ngầm trái pháp luật sẽ bị hậu quả nếu trái quy hoạch, kế hoạch.

Sáng ngày 5/6, Bộ trưởng Trần Hồng Hà tiếp tục đăng đàn trả lời chất vấn ĐBQH.

Có thể yên tâm với 3 nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc

ĐB Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long) nói Trung Quốc đặt 3 nhà máy hạt nhân gần biên giới nước ta, đề nghị Bộ trưởng trả lời về nguy cơ từ việc rò rỉ phóng xạ, biện pháp phòng ngừa của ta?

Trả lời, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết đã nắm được sự việc và đã giao các cơ quan thực hiện quan trắc, rà soát, làm việc với các tổ chức quốc tế để tăng cường kinh nghiệm rà soát xử lý khi có rò rỉ phóng xạ.

TP Hà Nội vừa rồi cũng đã đưa ra kế hoạch cụ thể đối phó với các kịch bản thảm họa, trong đó có nhắc đến nguy cơ này.

“Các nhà máy điện hạt nhân không chỉ là quan tâm của chúng ta, mà cộng đồng thế giới cũng quan tâm kiểm soát. Việc nhà máy hạt nhân ở ngay biên giới cũng có ở nhiều nước, như Pháp với Đức”, ông Hà đồng thời khẳng định, với công nghệ hiện đại và phối hợp quốc tế để giám sát, kiểm soát, cũng như chúng ta có trách nhiệm với người dân, thì chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm với vấn đề này.

Nhận trách nhiệm vì chưa kiểm soát được ô nhiễm môi trường

Trả lời chất vấn của ĐB Lê Công Nhường (Bình Định) về thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói, đúng là chúng ta chưa kiểm soát, giảm thiểu được tình hình ô nhiễm đất, nguồn nước. Vấn đề rác thải là vấn đề hết sức bức xúc. Với cương vị Bộ trưởng, tôi nhận trách nhiệm. Hiện các Bộ đã đưa ra cơ chế để phối hợp, thống nhất đề xuất trình Thủ tướng ban hành chiến lược quản lý tổng hợp về xử lý chất thải ngay trong tháng 5 này.

Theo tính toán của Bộ TN-MT, đến năm 2030, Việt Nam phải có các nhà máy phát điện bằng cách sử dụng các công nghệ xử lý rác. Sau khi được thẩm định qua Bộ KH-CN sẽ được công bố để các địa phương biết và thực hiện.

Giao đất 99 năm không phải mấu chốt của luật đặc khu

Bên hành lang Quốc hội, trao đổi với báo chí, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, quy định giao đất, cho thuê đất 99 năm không phải là vấn đề mấu chốt nhất, quyết định nhất của dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc.

Theo Thủ tướng, việc thành lập các đặc khu kinh tế thế giới đã làm từ lâu và nhiều nơi họ làm thành công. Việt Nam chúng ta bây giờ làm đặc khu kinh tế là chậm hơn so với nhiều nước.Dự án luật xây dựng các quy định về chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư để chúng ta có thể thực hiện thành công.

Với quy định thời hạn tối đa có thể giao đất 99 năm, Thủ tướng nói, dự án luật đã quy định là trong những trường hợp đặc biệt thì Thủ tướng quyết định việc này. Đương nhiên, trong những trường hợp đặc biệt đó, trước khi quyết định thì Thủ tướng phải xem xét, báo cáo các cơ quan có thẩm quyền.

 

Xem thêm
Ký kết giao ước thi đua ngành nông nghiệp các tỉnh, thành vùng ĐBSCL

Hội nghị nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đẩy mạnh phong trào thi đua vùng ĐBSCL năm 2024.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Gió lốc kèm mưa đá liên tiếp xảy ra tại Sơn La

Sáng 29/3, một số bản của xã Chiềng Khay, huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) xuất hiện mưa to, gió lốc kèm theo mưa đá, gây thiệt hại về nhà cửa, tài sản của người dân.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất