| Hotline: 0983.970.780

Bộ Tư pháp kết luận việc ngân hàng dàn xếp khi đấu giá tài sản

Thứ Hai 21/09/2020 , 13:19 (GMT+7)

Ngân hàng có dấu hiệu dàn xếp kết quả, đấu giá cả diện tích đất chưa được cấp quyền sử dụng.

Hiện trạng mảnh đất đấu giá. Ảnh: Văn Long.

Hiện trạng mảnh đất đấu giá. Ảnh: Văn Long.

Đấu giá cả tài sản không thế chấp

Theo Kết luận Thanh tra số 17/KL-TTR của Bộ Tư pháp, Cty Đấu giá hợp danh Hà Thành, Cty TNHH MTV Tư vấn và Thẩm định giá Sao Mộc có nhiều sai phạm trong việc thẩm định giá, bán đấu giá tài sản.

Cụ thể, ngân hàng thu giữ cả tài sản không thế chấp, gồm: 25,7m2 đất và ngôi nhà 03 tầng (gồm 01 tầng hầm và 02 tầng nổi, có diện tích xây dựng gần 500 m2). Sau đó, Cty Đấu giá hợp danh Hà Thành tổ chức bán đấu giá diện tích 25,7m2  đất không phải là tài sản thế chấp và không tổ chức bán đấu giá tài sản trên đất gồm 01 tầng hầm và 02 tầng nổi.

Trong quá trình thanh tra, Thanh tra Bộ Tư pháp đã đề nghị Công ty Cổ phần Thẩm định giá và Tư vấn Đầu tư Đất Việt tiến hành đo vẽ thực tế hiện trạng tài sản.

Qua kiểm tra thực tế và đối chiếu với Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 58/QĐ-CTUBND ngày 09/9/2013 của Chủ tịch UBND Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội, Thanh tra Bộ Tư pháp nhận thấy, gia đình ông Liên, bà Hằng đã xây dựng công trình trên diện tích mặt bằng là 146,7m2. Trong đó, diện tích 121m2 được cấp phép và diện tích 25,7m2 không được cấp phép.

Quá trình thẩm định giá tài sản, Công ty TNHH MTV Tư vấn và Thẩm định giá Sao Mộc không thực hiện việc kiểm tra, đo đạc thực tế hiện trạng tài sản, dẫn đến không phát hiện diện tích 140,67m2 xây dựng sai phép được xây dựng trên phần diện tích mặt bằng 25,7m2 (phần diện tích không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

 “Như vậy, Nội dung phản ánh ngân hàng thu giữ cả tài sản không thế chấp, gồm: 25,7m2 đất và ngôi nhà 03 tầng, gồm 01 tầng hầm và 02 tầng nổi có diện tích xây dựng gần 500m2 là có cơ sở.

Nội dung phản ánh Công ty TNHH MTV Tư vấn và Thẩm định giá Sao Mộc không đo vẽ thực tế diện tích tài sản bị thu giữ, dẫn đến thẩm định thiếu chính xác, chỉ thẩm định 365m2 xây dựng gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của gia đình là có cơ sở”, trích Kết luận thanh tra số 17/KL – TTR.

“Có sự thông đồng, móc ngoặc giữa ngân hàng, Cty Đấu giá hợp danh Hà Thành và bên trúng đấu giá là Cty Cổ phần đầu tư TCO Việt Nam để dìm giá tài sản bán đấu giá nhằm trục lợi”, nội dung kết luận thanh tra cho biết.

Áp giá khởi điểm rẻ hơn giá trị thẩm định

Cụ thể, ngày 28/4/2011, ngân hàng ký Hợp đồng thế chấp tài sản đối với bà Nguyễn Thị Hằng và ông Trần Ngọc Liên, cùng trú tại: Tổ 28, Cụm 4, Xuân La, Tây Hồ, Tp Hà Nội.

Trong đó, tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất đối với thửa đất số (39+45)b, tờ bản đồ số 12, có diện tích 121m2. Tài sản trên nằm tại địa chỉ: Tổ 19, Cụm 3, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Tp Hà Nội. Ngoài ra, cũng theo hợp đồng thế chấp, tài sản gắn liền với đất gồm: Nhà ở, tổng diện tích sử dụng 40m2, diện tích xây dựng: 50m2,…

Hợp đồng thế chấp nói trên được công chứng tại Văn phòng Công chứng Thăng Long, số công chứng: 2574.2011/HĐTC-TCB và đăng ký thế chấp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận Tây Hồ vào ngày 29/4/2011.

Cũng trong ngày 29/04/2011, ngân hàng và ông Trần Ngọc Liên, bà Nguyễn Thị Hằng ký Hợp đồng tín dụng số 47980/HĐTD/TH-TN/TCB/HKM. Theo đó số tiền ông Liên, bà Hằng vay ngân hàng là 10.000.000.000 đồng (mười tỷ đồng) với mục đích mua nhà. Số tiền trên có thời hạn vay: 156 tháng kể từ ngày giải ngân vốn đầu tiên và lãi suất 21%/năm.

Cùng ngày, ngân hàng thực hiện giải ngân cho ông Liên và bà Hằng số tiền 10.000.000.000 đồng theo Khế ước nhận nợ và cam kết trả nợ số 47980.

Trong quá trình vay vốn, do ông Liên và bà Hằng để khoản vay quá hạn nên ngân hàng đã ủy quyền cho Cty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản ngân hàng thực hiện việc thu giữ tài sản để xử lý thu hồi nợ.

Ngày 04/9/2014, Cty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản ngân hàng phối hợp với UBND phường Nhật Tân thực hiện việc thu giữ tài sản thế chấp, nội dung Biên bản thu giữ tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất đối với thửa đất số (39+45)b, tờ bản đồ số 12 có diện tích 121m2

Đến ngày 07/7/2014, ngân hàng ký hợp đồng thẩm định giá tài sản với Cty TNHH MTV Tư vấn và Thẩm định giá Sao Mộc (Cty Sao Mộc) thực hiện thẩm định các tài sản.

Sau đó, ngày 08/7/2014, Cty Sao Mộc ban hành Chứng thư thẩm định giá số 14.07.591/CT, thẩm định tài sản thế chấp có giá trị 21.502.000.000 đồng.

Ngày 7 và 8/10/2014, ngân hàng gửi Cty TNHH Dịch vụ Đấu giá và Tư vấn Hà Thành (nay là Cty Đấu giá hợp danh Hà Thành) công văn số 6727/2014/CV-TCB và ký Hợp đồng bán đấu giá tài sản số 0410/2014/ĐG-HaThanh để bán đấu giá tài sản bảo đảm của khách hàng Nguyễn Thị Hằng và Trần Ngọc Liên với giá khởi điểm: 20.317.160.000 đồng.

Vào 2 ngày 08/10/2014 và 25/12/2014, Cty đấu giá hợp danh Hà Thành ký Quyết định ban hành Quy chế bán đấu giá tài sản và Thông báo bán đấu giá tài sản của ông Trần Ngọc Liên và bà Nguyễn Thị Hằng.

Tuy nhiên, trải qua 2 lần thông báo, cuộc đấu giá không thành công do không có khách hàng tham gia.

Đến ngày 29/7/2015, ngân hàng ban hành Công văn số 5756/2015/TGĐ-TCB gửi Cty Đấu giá hợp danh Hà Thành đề nghị tiếp tục tổ chức bán đấu giá Tài sản bảo đảm với giá khởi điểm là: 19.098.130.000 đồng.

Kết quả là tài sản được bán đấu giá thành công cho Cty Cổ phần đầu tư TCO Việt Nam, với giá: 19.098.130.000 đồng, đúng bằng giá khởi điểm.

“Vở kịch” đấu giá?

Một trong những nghi vấn vấn lớn nhất đến từ việc trong thời gian thông báo bán đấu giá chỉ có duy nhất một khách hàng đăng ký tham gia đấu giá tài sản là Cty Cổ phần đầu tư TCO Việt Nam.

ngân hàng đã có Công văn số 6643/2015/TGĐ-TCB gửi Cty Đấu giá hợp danh Hà Thành đồng ý tổ chức bán đấu giá trong trường hợp duy nhất có một khách hàng đăng ký tham gia.

Ngày 31/8/2015, Cty Đấu giá Hà Thành tổ chức phiên bán đấu giá. Theo đó, tài sản được bán đấu giá cho Cty Cổ phần đầu tư TCO Việt Nam, với giá: 19.098.130.000 đồng, đúng bằng giá khởi điểm.

Trước thời điểm tham gia đấu giá, Cty Cổ phần đầu tư TCO Việt Nam lại có cổ phần tại Cty TNHH dịch vụ đấu giá Hà Thành (nay là Cty Đấu giá hợp danh Hà Thành), với tỷ lệ vốn góp 25% (theo ĐKKD thay đổi lần thứ 3 ngày 07/10/2013).

Tại thời điểm đăng ký tham gia đấu giá và là người mua trúng đấu giá, Cty Cổ phần đầu tư TCO Việt Nam đã thoái vốn tại Cty TNHH dịch vụ đấu giá Hà Thành (theo ĐKKD thay đổi lần thứ 4 ngày 08/6/2015 của Cty Hà Thành).

Nhưng, theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Cty Cổ phần TCO Việt Nam đăng ký thay đổi lần thứ 8 ngày 28/5/2014 lại thể hiện, vốn điều lệ của Cty là 150 tỷ đồng. Trong 3 cổ đông sáng lập, ngân hàng (người có tài sản bán đấu giá) chiếm 55% cổ phần.

“Trong quá trình bán đấu giá tài sản thế chấp của ông Trần Ngọc Liên và bà Nguyễn Thị Hằng, ngân hàng đã chấp thuận bằng văn bản để Cty TCO tham gia đấu giá trong trường hợp chỉ có 1 khách hàng đăng ký là không khách quan vì ngân hàng nắm giữ 55% cổ phần chi phối tại Cty Cổ phần đầu tư TCO Việt Nam.

Nội dung phản ánh việc tổ chức bán đấu giá tài sản của Cty đấu giá hợp danh Hà Thành có dấu hiệu thông đồng, móc ngoặc giữa ngân hàng và Cty Cổ phần đầu tư TCO Việt Nam để dìm giá tài sản bán đấu giá nhằm trục lợi là có cơ sở”, trích kết luận thanh tra.

Báo Nông nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm