| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 09/03/2010 , 10:32 (GMT+7)

10:32 - 09/03/2010

Bỏ xuân hè, dồn thu đông?

Từ mấy năm nay, Bộ NN- PTNT đã chủ trương bỏ hẳn, không gieo trồng vụ lúa XH nữa. Nhiều chuyên gia lúa gạo cũng đồng tình với chủ trương này, bởi thực tế cho thấy lúa vụ XH năng suất thấp, thường xuyên đối mặt với những rủi ro không nhỏ như hạn, mặn… do đó, chi phí cao, lời lãi chẳng được bao nhiêu, thậm chí thua lỗ.

100 ngàn ha lúa ở ĐBSCL đang bị hạn, mặn đe doạ nặng nề. Điều đáng nói là hầu hết diện tích này đều là lúa vụ XH- vụ lúa mà từ mấy năm nay, Bộ NN- PTNT đã chủ trương bỏ hẳn, không gieo trồng nữa.

Nhiều chuyên gia lúa gạo cũng đồng tình với chủ trương này, bởi thực tế cho thấy lúa vụ XH năng suất thấp, thường xuyên đối mặt với những rủi ro không nhỏ như hạn, mặn…do đó, chi phí cao, lời lãi chẳng được bao nhiêu, thậm chí thua lỗ. Làm vụ XH ngay sau khi vừa thu hoạch vụ ĐX cũng khiến cho đất ruộng nhanh bị suy kiệt. Nhưng điều đáng lo nhất là vụ lúa này sẽ là cầu nối lây truyền dịch bệnh từ vụ ĐX sang vụ HT.

Thế nhưng, sự khuyến cáo của ngành nông nghiệp có vẻ như chưa nhiều tác dụng, nhất là những khi lúa ĐX được giá. Chính giá lúa đang khiến cho không ít nông dân ĐBSCL tiếp tục “phiêu lưu” với vụ XH, mà nếu như mọi việc diễn ra suôn sẻ, cái lợi họ thu về chẳng nhiều nhặn gì lắm, còn nếu bị thiên tai, dịch bệnh, chắc chắn họ sẽ phải gánh chịu hoàn toàn thiệt hại.

Trong khi đó, vụ lúa TĐ đang được ngành nông nghiệp đẩy lên thành một vụ sản xuất chính thực sự, thì có vẻ vẫn chưa được ổn định lắm, nhất là về mặt diện tích và sản lượng. Bằng chứng là vụ TĐ năm ngoái, diện tích gieo trồng giảm tới khoảng 50.000-60.000 ha so với kế hoạch. Lũ không còn là vấn đề lớn vì hiện nay, những vùng trồng vụ lúa này ở ĐBSCL đều đã có hệ thống đê bao khá hoàn chỉnh. Năng suất hay chất lượng cũng không phải, bởi lúa TĐ đều có thể so sánh được với lúa HT, thậm chỉ có thể nhỉnh hơn về mặt chất lượng.

Cái “khổ” của vụ TĐ mấy năm qua là thường xuống giống trong thời điểm giá lúa HT giảm mạnh, thậm chí có năm không bán được (như năm 2009). Vì thế, dù đã được coi là một vụ chính, nhưng diện tích lúa TĐ vẫn trồi sụt bất thường.

Trong một số buổi họp gần đây của ngành lương thực, nhiều DN đã cho rằng chính quyền và nông dân các tỉnh ĐBSCL nên mạnh dạn bỏ vụ XH và thậm chí bỏ cả vụ HT ở một số vùng sản xuất không thuận lợi để tập trung mở rộng sản xuất vụ TĐ. Lý do mà các DN đưa ra là lúa TĐ chất lượng tốt, và thu hoạch vào thời điểm giáp hạt, khi sản lượng thấp mà nhu cầu mua gạo trên thế giới tăng cao, nên bán rất được giá.

Chẳng hiểu lần này DN có "thuyết phục" được nông dân không?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm