| Hotline: 0983.970.780

“Bóc ngắn, cắn dài” trong khai thác thủy sản

Thứ Ba 09/11/2010 , 10:21 (GMT+7)

Đó là vấn đề nhức nhối được đưa ra trong cuộc họp tổng kết 5 năm công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản 2006-2010...

Đó là vấn đề nhức nhối được đưa ra trong cuộc họp tổng kết 5 năm công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản 2006-2010 mới đây với sự tham dự của Thứ trưởng Bộ NN - PTNT Vũ Văn Tám cùng đại diện các Viện nghiên cứu, các Chi cục thủy sản.

Theo Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chúng ta đã thực hiện các hoạt động bảo vệ như tuyên truyền, quản lý kiểm soát cường lực khai thác, thiết lập và quản lý các khu bảo tồn, tái tạo phát triển nguồn lợi thủy sản, hợp tác quốc tế... Tuy nhiên, trong những năm qua, sự phát triển nhanh của các ngành kinh tế cũng như tăng trưởng của ngành thủy sản ở mức độ cao, nhu cầu việc làm và cải thiện đời sống cho ngư dân ngày càng lớn tạo áp lực lên khai thác nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sinh vật…

Sau khi hợp nhất các Sở Thủy sản vào Sở NN - PTNT, chuyển thanh tra thủy sản về thanh tra sở, hoạt động này còn kém phát huy tác dụng. Hệ thống bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong cả nước chưa hoàn chỉnh, thiếu lực lượng kiểm tra, giám sát chuyên ngành. Thêm vào đó, đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản còn hạn chế. Nhiều địa phương không được cấp kinh phí cho bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, thậm chí ngay cả công tác điều tra nguồn lợi tại các vùng nước nội địa cũng bị bỏ xó...

Công tác phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản trong thời gian tới cần tập trung vào các đối tượng: tôm biển, đặc biệt là tôm sú và tôm hùm; nhuyễn thể điệp, sò, ngao, trai ngọc; cá nổi nhỏ vùng biển ven bờ; cá nước ngọt ở các sông, hồ chứa; cải thiện môi trường sống, nhất là khu vực tập trung các bãi đẻ, bãi giống.
Toàn bộ những yếu kém đó lại khó thể trụ lại trước làn sóng khai thác kiểu tát cạn, bắt cả, hủy diệt vẫn còn rất phổ biến. Trong dăm năm qua, tàu thuyền khai thác hải sản tiếp tục tăng trong khi vẫn sử dụng công nghệ đánh bắt gần như không thay đổi. Khoảng 50% tập trung ở khối tàu cá lắp máy công suất nhỏ dưới 50 CV. Có trên 80% tổng số tàu cá hoạt động trong vùng biển ven bờ và gần bờ, số lượng tàu tham gia khai thác hải sản ở vùng biển xa bờ phát triển chậm chạp đặc biệt ở các khu vực như Bắc và Nam quần đảo Trường Sa, DK1, các vùng nước hiệp định hợp tác giữa VN và TQ ở vịnh Bắc Bộ.

Hàng loạt những tồn tại được các chuyên gia chỉ ra như nguồn lợi thủy sản thuộc các thủy vực và vùng ven bờ tiếp tục bị khai thác quá giới hạn cho phép. Tỷ trọng cá tạp trong khai thác ngày càng tăng, nguồn lợi thủy sản mất dần khả năng tự tái tạo, phục hồi. Danh sách các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ngày càng tăng song hành với số loài thuỷ sinh ngoại lai lăm le tràn ngập bờ cõi (cá chim trắng, ốc bươu vàng, rùa rai đỏ, tôm hùm nước ngọt…). Chất lượng môi trường sống của các loài thủy sinh vật có xu hướng ngày càng giảm. Nhiều hệ sinh thái thủy sinh như rạn san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn…bị xâm hại, phá hủy nặng nề.

Trước tình thế cấp bách đó, phương hướng bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2015 được ngành thủy sản đề ra bằng những giải pháp chủ yếu: Một là giảm dần và chuyển đổi các nghề khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên vùng biển ven bờ. Tăng cường phân cấp quản lý cho các cấp chính quyền địa phương ven biển, cũng như huy động các hội, đoàn thể tham gia tuyên truyền bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Nghiên cứu, du nhập và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong khai thác thủy sản có lựa chọn, sản xuất giống, phục hồi môi trường thủy sinh…

Xem thêm
Cà phê có thể bị tiêu hủy nếu vi phạm quy định kiểm dịch của Mexico

Thông báo ngày 21/3 của Mexico sửa đổi các yêu cầu kiểm dịch thực vật hạt cà phê Arabica và Robusta nhập khẩu từ một số nước, trong đó có Việt Nam.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hệ thống Farm ERP của Lộc Trời đạt Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024

Đây là động lực giúp hệ sinh thái Lộc Trời tiến về phía trước, tiếp tục vượt qua những 'đỉnh núi', cùng bà con kiến tạo giá trị vững bền cho nông nghiệp Việt Nam.