| Hotline: 0983.970.780

Bối rối vì sắp cưới thì vướng dịch

Thứ Sáu 27/03/2020 , 19:20 (GMT+7)

Lễ hỏi đã diễn ra, lễ cưới đã ấn định. Nhưng dịch bệnh bùng phát, không ai ngờ cả.

Cô kính mến!

Chúng cháu yêu nhau từ cấp 3, lớp 11. Hoàn cảnh của P khi đó, cháu chỉ biết lơ mơ rằng ba mẹ anh ấy bỏ nhau khi P còn rất bé, P sống với bà ngoại già, góa bụa. Vậy thôi.

Không hiểu sao cháu để ý đến P nữa. Có lẽ do P có cá tính, khá là nam tính trong khi nhiều bạn khác là cậu ấm, bợt bạt, thư sinh.

P có xao lãng học hành, quậy quạng chút chút. Hoàn cảnh của P, có biết thì sẽ hiểu. Có lúc P lỡ sa vào nhóm bạn quậy nhất khối 12. Biết cháu có tình cảm với P, bà ngoại P đã tìm tới nhà cháu, nhờ cháu định hướng cho P, hoặc P có gì quá đáng thì cho bà hay để bà dạy bảo.

Từ đó, theo P thú nhận sau này, P nể cháu, cháu ngoan hiền, con nhà tử tế, cháu là may mắn của cuộc đời P.

Bạn ấy có nhiều tài lẻ, như hát hay, thích đàn guitar, giỏi tin học, rất có năng khiếu ngoại ngữ. Thi đại học, đậu ngay, ngành IT một đại học có tiếng ở thành phố.

Cháu cũng đậu vô một trường học phí cao hơn. Từ đó hai đứa công khai tình yêu, song hành nhau, trong sự chăm chút của gia đình bên cháu (vì bà ngoại cháu và cậu dì ở thành phố).

Từ đó đến nay đã 7 năm thử thách rồi cô. Ba mẹ cháu bắt đầu sốt ruột, muốn đám cưới. Lễ hỏi đã diễn ra, lễ cưới đã ấn định. Nhưng dịch bệnh bùng phát, không ai ngờ cả.

Giờ có làm đám cưới thì chính quyền cũng không cho phép. Ban đầu bà ngoại của P đánh tiếng nói dời đi, ba mẹ của cháu bảo cưới xin mà dời ngày, xui xẻo.

Chúng cháu đã nhất trí sẽ dời. Giờ chỉ sợ ba mẹ sợ xui, rồi lo nghĩ nhiều. Mà cưới thì sao, chỉ hai họ làm gọn rồi rước dâu, có được không?

Mẹ cháu hay lấn quyền của ba, nói sẽ tìm cách, không hoãn, từ đây đến cưới còn hơn tháng nữa, kệ, cứ để nguyên vậy đi, biết đâu dịch sẽ hạ, sẽ khống chế được, chính quyền sẽ nới lệnh.

Chúng cháu bối rối quá cô ơi.

----------------------

Cháu thân mến!

Trước tiên, cô chúc mừng cháu, mừng các cháu đã đi một chặng rất dài, 7 năm trời để cùng bước tới bến bờ. Rất nhiều đôi tình học trò là học trò, họ chia đôi khi vào đại học và cứ thế, chỉ nhớ nhau khi mùa hoa phượng về. Cô khen cháu đã nền nã, ngoan hiền, thiên lương để định hướng cho P, nếu không, có thể P đã sa ngã bởi hoàn cảnh của P không bình thường.

Ăn hỏi là đính hôn. Thời xưa ăn hỏi xong, đôi trẻ vẫn thanh tân và phập phồng chờ ngày hôn phối để có trăng mật, ái ân. Ngày nay, các cháu chắc đã như mọi người, trái cấm ngon, không ai có thể cấm các cháu được. Cô không võ đoán, cô nói thực tế mà thực tế là thế. Cô nói trắng ra điều ấy để thấy có cưới ngay hay khoan hãy cưới không ảnh hưởng gì đến tâm lý đôi trẻ cả.

Dịch bệnh như chiến tranh, bất thần, không sao lường được. Vì vậy, không ai muốn ngày cưới bị trục trặc cả. Nhưng trục trặc do toàn cảnh chứ không phải tự thân người trong cuộc. Hãy hình dung thực khách ngại, không đến, hoặc đến lác đác, quá buồn.

Và mình cũng không vui, thì người dự có vui không, tóm lại, mắt trước mắt sau đếm người, khẩu trang phải tháo ra ăn uống chuyện vãn và chụp ảnh …mà mặt mày ai cũng kém vui.

Hoãn là do các cháu. Mẹ muốn mà các cháu không muốn, sao có thể cưới được. Có nhiều đôi người ta đi đăng ký và không có lễ cưới nữa, cũng đâu có sao, ấy là cô nói dịch bệnh (như chiến tranh) kéo dài, chết chóc bi thương tùm lum, chuyện của mình rồi sẽ là chuyện nhỏ, rất nhỏ so với chuyện đau thương của muôn người.

Nhé, cứ để xem xem thêm nữa, nếu ngửi được mùi dịch bệnh có nguy cơ bùng phát, hãy hủy vì tiền đặt cọc ở các dịch vụ. Hủy sớm thì thiệt ít, bằng cứ lần chần, tiền vẫn mất mà thành một cái đám cưới buồn, nhé.

Rồi thuyết phục mẹ, không hề gì, miễn mọi người thoát ra khỏi dịch bệnh một cách bình an, nhé.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm