| Hotline: 0983.970.780

Bội thu đầu năm, ngư dân Bình Định chuẩn bị chuyến biển xuyên tết

Thứ Ba 22/01/2019 , 07:05 (GMT+7)

Rằm tháng Chạp (20/1), hàng ngàn tàu cá đánh bắt xa bờ của ngư dân Bình Định đồng loạt cập bờ bán sản phẩm. Đây là chuyến biển đầu năm mới bội thu, giá cá lại tăng nên ngư dân vui vô kể.

Bán sản phẩm xong, ngư dân lại cấp tập tiếp nhiên liệu, đá lạnh, mua sắm lương thực để chuẩn bị vươn khơi chuyến biển mới, 1 chuyến biển đặc biệt.

08-40-43_1
Chuyến biển vừa qua, hầu hết tàu Bình Định đều trúng cá

Đây là chuyến biển ngư dân sẽ đánh bắt xuyên Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 và ắt nhiên họ sẽ ăn tết ngay trên biển.
 

Chuyến biển đầu năm bội thu

Sau hơn 20 ngày lên đênh trên biển tìm luồng cá, rằm tháng Chạp năm Mậu Tuất 2018 (nhằm ngày 20/1/2019), hàng ngàn tàu cá của ngư dân Bình Định đồng loạt cập bờ tại các cảng cá Quy Nhơn, Đề Gi (huyện Phù Cát) và Tam Quan (huyện Hoài Nhơn), tàu nào tàu nấy đều khẳm be, hầm tàu đầy cá. Thời điểm này cả cá ngừ đại dương (CNĐD) lẫn cá ngừ sọc dưa đều đứng ở mức giá cao nên hầu hết ngư dân có thu nhập khá.

Tại Cảng cá Tam Quan nằm trên địa bàn xã Tam Quan Bắc (huyện Hoài Nhơn) tàu cá cập bờ neo đậu ken dày. Nhiều nhất là tàu khai thác CNĐD với hàng trăm chiếc. Cảng cá náo nhiệt cảnh ngư dân vận chuyển cá lên bờ và các đầu nậu cân mua cá. Cảng cá Quy Nhơn và cảng cá Đề Gi cũng tưng bừng không kém.

Ngư dân Nguyễn Văn Hồng, chủ tàu cá BĐ 97402-TS (400CV) ở xã Tam Quan Bắc đang cùng với hàng chục thuyền viên đi bạn đưa những con cá ngừ to đùng từ hầm tàu lên bờ bán. Thở hổn hển, ông Hồng vẫn cười tươi, khoe: “Trong năm 2018 tàu của tôi vươn khơi được 8 chuyến biển, khai thác CNĐD ở 2 ngư trường Trường Sa và Hoàng Sa, chuyến nào cũng trúng “khẳm” cá. Trong thời gian gần đây giá CNĐD tăng khá, chuyến nào cũng có lãi. Riêng chuyến biển này, tàu của tôi khai thác được 25 con CNĐD, bình quân mỗi con có trọng lượng 40kg, bán được 130.000 đồng/kg, cao hơn cùng kỳ năm trước 30.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, tôi còn lãi ròng 80 triệu đồng. Biển đang cho đầy cá, giá sản phẩm cao, bán cá xong tôi và bạn tàu tiếp tục tiếp tục vươn khơi, anh em xác định ăn tết luôn ngoài biển”.
 

Chuyến biển xuyên tết

Đội tàu 15 chiếc hành nghề lưới vây chuyên đánh bắt cá ngừ sọc dưa của lão ngư Bùi Thanh Ninh ở xã Tam Quan Bắc thời gian gần đây được lên đà để sơn sửa, vá lại lưới, giờ đang lục tục sắm tổn để ngày 20 tháng Chạp tới (25/1/2019) sẽ vươn khơi đánh bắt chuyến biển xuyên Tết Nguyên đán. Theo ông Ninh, nghề lưới vây cần nhiều lao động phục vụ, nên mỗi tàu có đến 14 - 15 thuyền viên đi bạn. Tổn của chuyến biển xuyên Tết khác hơn những chuyến biển trong năm. Ngoài lương thực, nhiên liệu, đá lạnh, còn mua thêm chục thùng bia, thịt heo, thịt bò và rau xanh cũng mua tăng thêm để anh em được ăn cái Tết trên biển tươm tất. “Tổn của chuyến biển xuyên Tết thường tăng hơn những chuyến biển bình thường khoảng 30 - 40 triệu đồng”, ông Ninh cho hay.

08-40-43_2
Ngư dân Bình Định liên hoan trên boong tàu trước chuyến biển xuyên tết

Theo ông Bùi Thanh Ninh, chiều 30 tháng Chạp là tất cả thuyền viên trên tàu cùng nhau thu dọn ngư lưới cụ, tắm rửa mặc đồ mới tinh tươm, sửa soạn cỗ để nửa đêm cúng đón giao thừa. Cúng xong, bàn tiệc được bày dài ngay trên boong tàu, tất cả thuyền viên cùng nhau chén tạc chén thù, vui vầy chẳng khác ăn Tết trên bờ. Kỷ niệm của những chuyến biển trong năm râm ran cả đêm cùng với những bài hát xuân vang vọng giữa mênh mông trùng khơi. “Tập tục của ngư dân là không làm việc trong ngày mồng Một đầu năm, nên suốt cả ngày mồng Một tất cả các thành viên trên tàu vẫn còn được thoải mái tiệc tùng chè chén cho đến tối, bước sang ngày mồng Hai mới đánh bắt trở lại”, ông Ninh nói.

Theo ông Trần Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, những ngày đầu năm 2019, ngành nông nghiệp tỉnh này đã cùng chính quyền các huyện, thành phố ven biển trong tỉnh tổ chức nhiều đoàn công tác về các địa phương ven biển tăng cường tuyên truyền, động viên ngư dân tranh thủ ra khơi đánh bắt để đạt kế hoạch đề ra; đồng thời khuyến khích, hỗ trợ ngư dân thành lập các tổ, ngư đội liên kết bám biển khai thác, đánh bắt.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kỷ niệm 10 năm thành lập Công ty cổ phần BIGRFEED Hưng Yên

Ngày 21/4, Công ty cổ phần BIGRFEED Hưng Yên (xã Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm