| Hotline: 0983.970.780

Bồi thường trợ cấp tai nạn lao động

Thứ Năm 15/10/2015 , 07:10 (GMT+7)

Đối với người lao động bị tai nạn lao động thuộc đối tượng được bồi thường, trợ cấp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ bồi thường, trợ cấp...

Bạn đọc gửi từ địa chỉ: thannguyendinh@gmail.com hỏi:

Em tôi làm công nhân ở mỏ than tại Quảng Ninh bị tai nạn lao động. Cơ quan chức năng xác định lỗi là do đơn vị chủ quản. Bố tôi bị mắc bệnh nghề nghiệp (bệnh phổi do phải ở dưới hầm lò khai thác than). Nay gia đình xin các khoản chi phí bồi thường thì trách nhiệm của cơ quan chủ quản phải làm những thủ tục gì cho em tôi và bố tôi?

Trả lời:

Căn cứ vào Bộ luật Lao động và Thông tư số 04/2015 ngày 2/2/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì hồ sơ bồi thường, trợ cấp bao gồm:

Đối với người lao động bị tai nạn lao động thuộc đối tượng được bồi thường, trợ cấp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ bồi thường, trợ cấp gồm các tài liệu sau:

+ Biên bản điều tra tai nạn lao động, biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động của đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, tỉnh/thành trực thuộc Trung ương hoặc đoàn điều tra tai nạn lao động cấp Trung ương.

+ Biên bản giám định y khoa (văn bản xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động) hoặc biên bản xác định người lao động bị chết của cơ quan pháp y hoặc tuyên bố chết của Tòa án đối với những trường hợp mất tích.

+ Bản sao có giá trị pháp lý biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông của công an giao thông hoặc giấy xác nhận của công an khu vực hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương.

+ Quyết định bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động của người sử dụng lao động (theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).

Đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ bồi thường gồm các tài liệu sau:

+ Hồ sơ bệnh nghề nghiệp của người lao động theo quy định của pháp luật hiện hành.

+ Biên bản xác định người lao động bị chết do bệnh nghề nghiệp của cơ quan pháp y hoặc biên bản giám định y khoa (văn bản xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do bệnh nghề nghiệp) và kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa có thẩm quyền.

+ Quyết định bồi thường bệnh nghề nghiệp của người sử dụng lao động (theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này).

Hồ sơ được lập thành 3 bộ, trong đó:

Người sử dụng lao động giữ một bộ.

Người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp (hoặc thân nhân của người lao động bị nạn hoặc bệnh nghề nghiệp) giữ một bộ.

Một bộ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có trụ sở chính, trong vòng 10 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc trợ cấp tai nạn lao động.

Trên đây là những quy định cụ thể về hồ sơ đề nghị hưởng các chế độ bồi thường… Anh nghiên cứu vận dụng.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.