| Hotline: 0983.970.780

“Bơm Agar vào tôm là việc làm rất ngớ ngẩn”

Thứ Sáu 16/07/2010 , 09:56 (GMT+7)

Ông Nguyễn Như Tiệp, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Quản lí chất lượng nông, lâm và thủy sản (Bộ NN-PTNT) đã nói như vậy khi trao đổi với NNVN...

Ông Nguyễn Như Tiệp, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Quản lí chất lượng nông, lâm và thủy sản (Bộ NN-PTNT)

Ông Nguyễn Như Tiệp, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Quản lí chất lượng nông, lâm và thủy sản (Bộ NN-PTNT) đã nói như vậy khi trao đổi với NNVN xung quanh tình trạng hàng loạt DN và cơ sở chế biến tôm đua nhau bơm tạp chất vào tôm.

Theo ông Tiệp, đã có thêm 2 DN chế biến thủy sản lọt vào “danh sách đen” bị phát hiện có tôm chứa tạp chất. Đó là: Cty CP Chế biến thủy sản- XNK Việt Cường phát hiện có tạp chất Agar trong tôm sú nguyên con thành phẩm với số lượng 71kg, bị phát hiện ngày 7/7/2010; Cty CP Thủy hải sản Minh Phú phát hiện tạp chất Agar trong tôm sú nguyên con thành phẩm với số lượng 85kg, phát hiện ngày 8/7/2010.

Vậy chất Agar có độc không thưa ông?

Agar thực ra là thạch rau câu, được chế biến từ rau câu mà chúng ta vẫn hay dùng. Về bản chất thì chúng không độc hại gì. Tuy nhiên, việc chế biến Agar để bơm vào tôm thường rất bẩn. Vì vậy khi bơm Agar vào tôm chẳng khác nào đưa ký sinh trùng, vi sinh vật độc hại vào con tôm nên nguy cơ mất ATVSTP rất cao. Tệ hại hơn, nó làm cho thịt con tôm bị dập nát, giảm chất lượng. Vì vậy các NM chế biến tôm sau khi mua tôm bị bơm lại phải làm sạch hoàn toàn Agar thì mới XK được sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ và Tây Âu.

Ông nói DN chế biến phải làm sạch tôm có Agar thì mới XK được, vậy sao họ vẫn mua tôm có Agar?

 Bơm Agar vào tôm ban đầu chỉ là mánh khóe của một số cơ sở thu gom tôm nhỏ lẻ để bán lại cho NM kiếm lời. Vì con tôm bị bơm Agar có thể tăng trọng lượng tới hơn 30% so với trọng lượng thực, lại vừa to kích cỡ nên bán được giá cao. Tuy nhiên, dần dần tới nay thì mánh khóe này ai cũng biết nên các chủ thu gom đồng loạt bơm Agar. Điều này khiến các NM chế biến buộc phải chấp nhận mua tôm có tạp chất, nếu không thì không có nguyên liệu chế biến.

Biết mà vẫn mua thì khác nào tiếp tay?

Nhưng thực ra, các DN chế biến họ đều biết rõ tôm nào bơm Agar, tôm nào không nên giá cả “tôm thật” và “tôm giả” cũng khác nhau. Chung quy lại, khi mánh khóe bơm Agar đã “xưa” rồi, thì đây chỉ là việc làm hết sức ngớ ngẩn và mất công. Hơn thế, nó còn làm cho chất lượng tôm bị giảm sút, mà DN chế biến cũng mất rất nhiều chi phí để làm sạch tôm có Agar.

Như ông nói thì chủ buôn nhỏ bơm Agar mới có tội, chứ DN có tôm chứa Agar thì có tội gì mà bị liệt vào “sổ đen”?

 Đã đành là thế, nhưng chủ buôn thì nhiều lắm, kiểm soát bắt quả tang họ bơm Agar rất khó. Hơn nữa có cung thì mới có cầu. Nếu DN chế biến tôm không chấp nhận mua tôm có Agar thì chủ buôn nhỏ biết bán cho ai. Vì vậy mới đây, chúng tôi đã đề xuất và Bộ NN-PTNT đã ra Quyết định số 1422/QĐ-BNN-QLCL để ngăn chặn tình trạng này, bằng cách phạt cả DN chế biến mua tôm có Agar, người vận chuyển tôm có Agar cũng sẽ bị xử phạt chứ không riêng gì chủ buôn bơm Agar vào tôm mới bị xử lí.

Mức xử phạt ra sao. Lâu nay phạt nhẹ như lông hồng thì ăn thua gì?

Mức xử phạt hành chính cao nhất chỉ 30 triệu đồng. Như vậy theo tôi là chưa đáng kể gì so với lợi nhuận của một lô tôm có tạp chất. Hơn nữa đối với Agar là chất không độc, nên chưa được đưa vào hành vi hình sự. Vì vậy cần nâng cao hơn mức phạt, đặc biệt với các chủ buôn chứa Agar.

Vừa rồi có DN của Chủ tịch VASEP cũng mua tôm tạp chất, ông nghĩ nên xử lí nặng không?

Nên xử lí nặng. Hiệp hội không khuyến cáo, răn đe hội viên còn mua tôm có tạp chất Agar thì nên xử mạnh tay.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm