| Hotline: 0983.970.780

Bón lân nung chảy Ninh Bình nâng năng suất lúa trên đất phèn

Thứ Sáu 08/06/2018 , 07:30 (GMT+7)

Vừa qua, chúng ta lại chứng kiến một số nơi ở ĐBSCL, người nông dân phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của phèn lên cây lúa ngay sau sạ.

10-57-59-nh20-20thu20hoch20lu20dx20201813500533
Lân Ninh Bình khử chua, hạ phèn góp phần tăng năng suất lúa ở ĐBSCL

Cây lúa kém phát triển, còi cọc, vàng úa, không có khả năng đẻ nhánh, tăng tưởng chiều cao. Khi kiểm tra thấy hầu hết rễ lúa có màu đen, có mùi và không có khả năng hút dinh dưỡng. Yếu tố phèn đã được nông dân khẳng định và coi là ‘thủ phạm” gây ra kết cục như thế.

ĐBSCL có diện tích đất phèn khá lớn, khoảng trên 1,6 triệu ha tập trung nhiều ở vùng tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau và Đồng Tháp Mười. Nhiều tỉnh có loại diện tích đất này lớn như: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Kiên Giang.

Trong nhiều năm qua khi nông dân đã bắt trúng "căn bệnh" của phèn và đưa ra những giải pháp kỹ thuật canh tác đồng bộ, trị đúng căn bệnh này nên đã khai thác và trồng lúa rất thành công. Nhiều vùng đất phèn khó khăn một thời đã trở thành vựa lúa lớn góp phần vào ổn định an ninh lương thực và cho xuất khẩu.

Tuy nhiên, việc xử lý đất phèn trồng lúa sẽ là không có giới hạn. Hiện tại, nông dân mới chỉ khai thác trồng lúa ở tầng đất mặt, còn ở phía dưới tầng đất sâu hơn là cả một nguồn sinh phèn như “vô tận” sẵn sàng “trỗi dậy” bất kỳ lúc nào khi có cơ hội, nhất yếu tố thời tiết bất thuận diễn ra như nóng, hạn và thiếu nguồn nước ngọt cung cấp; nhất ở vụ Hè Thu hàng năm do biến đổi khí hậu tác động vào.

Từ các nghiên cứu khoa học, cho tới thực tiễn đã được chứng minh trong suốt nhiều năm qua. Để trồng lúa thành công trên đất phèn trong vụ Hè Thu cần có một giải pháp kỹ thuật canh tác “tổng hợp” phối kết hợp, trong đó 4 yếu tố cần được chú trong và áp dụng triệt để là: i) Chọn giống có khả năng chịu phèn tốt; ii) Có đủ hệ thống kênh mương nội đồng (kênh phía trong ruộng) xung quanh để tiêu và thoát phèn; ii) Sử dụng phân lân nung chảy vừa có tính khử phèn cao, vừa cung cấp được nhiều loại dinh dưỡng cây lúa cần; iv) Sử dụng có hiệu quả nguồn nước ngọt để kết hợp rửa phèn tầng mặt, ém phèn tầng sâu và cung cấp đủ cho cây.

Phân lân nung chảy Ninh Bình (FMP Ninh Bình) là loại phân khoáng tự nhiên được sản xuất từ các khoáng chất tự nhiên, trong quá trình sản xuất không sử dụng đến hóa chất, hàm lượng dinh dưỡng rất cao với chất lân (P205) 15 - 17%, Canxi (CaO): 28 - 34%, Manhê (MgO): 16 - 20%, Silic (SiO2): 25 - 30% và một số nguyên tố vi lượng B, Zn, Cu, Co…

FMP Ninh Bình có tính kiềm (pH từ 8,0 - 8,5) nên phân lân lân nung chảy Ninh Bình được chọn là loại phân “đặc trị” phèn và cung cấp được nhiều loại chất dinh dưỡng hơn cả. Sử dụng với lượng trung bình từ 300 - 400kg phân lân nung chảy Ninh Bình vào thời điểm trước gieo sạ (bón lót).

Hiện Cty CP Phân lân Ninh Bình đã sản xuất thành công sản phẩm phân lân nung chảy Ninh Bình dạng viên, giúp bà con nông dân trong quá trình sử dụng không bị bay bụi.

FMP Ninh Bình dạng viên có thể kết hợp với đạm urê, DAP, kali để bón và sử dụng bón phân bằng máy tăng năng suất lao động sẽ giúp nông dân có được giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ, có cơ hội thành công cao hơn, giảm thiểu rủi ro khi sản xuất lúa trên đất phèn ở vụ Hè Thu.

Phân lân nung chảy Ninh Bình tên quốc tế là FMP Ninh Bình, do các điểm ưu việt nói trên, tháng 7/2017 FMP Ninh Bình đã được cơ quan chứng nhận hưu cơ Úc chứng nhận là một sản phẩm đầu vào thích hợp cho nông nghiệp hữu cơ tại Úc.

FMP Ninh Bình là phân khoáng tự nhiên, không phải là phân bón hóa học. Sử dụng FMP Ninh Bình bón cho cây trồng góp phần tạo nên nông nghiệp hữu cơ Việt Nam.

 

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm