| Hotline: 0983.970.780

Bón phân cho cà chua

Thứ Tư 29/09/2010 , 12:03 (GMT+7)

Cà chua ưa đất nhẹ, thoát nước tốt pH trung bình nhưng phải giàu dinh dưỡng nên việc sử dụng nhiều phân hữu cơ là điều tất yếu.

Cà chua là loại rau bổ dưỡng, được trồng phổ biến ở nhiều địa phương với diện tích cả nước trong khoảng 10.000 – 12.000 ha. Cà chua có 2 giống chính, giống sinh trưởng có hạn và sinh trưởng vô hạn. Cả 2 nhóm này đều là cây ưa sáng, ưa nền nhiệt độ trong khoảng 22-24oC. Ở phía Nam, Đơn Dương - Lâm Đồng là huyện trồng cà chua tập trung và lớn nhất nước, với diện tích khoảng 3.000 ha, năng suất trong khoảng 30-40 T/ha/vụ, cá biệt đạt 70-80 T/ha/vụ.

Cà chua được dùng phổ biến để làm rau, trong đó có một phần lớn được ăn tươi, bởi vậy việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là điều rất cần thiết. Trước đây là việc khó, và càng khó trong mùa mưa bởi cà chua có nhiều đối tượng sâu bệnh hại bao gồm cả nấm, vi khuẩn và virus tấn công. Những năm gần đây nhờ áp dụng kỹ thuật ghép ngọn trên gốc cà dại mà đã giảm thiểu đáng kể các nguy cơ bệnh hại, đồng thời việc trồng cà chua trong nhà màng, dùng bạt phủ đất và tưới nhỏ giọt đã làm giảm được 80% lượng thuốc BVTV mở ra triển vọng có sản phẩm cà chua sạch, cà chua hữu cơ.

Cà chua ưa đất nhẹ, thoát nước tốt pH trung bình nhưng phải giàu dinh dưỡng nên việc sử dụng nhiều phân hữu cơ là điều tất yếu. Việc sử dụng phân hữu cơ cũng làm tăng rõ rệt chất lượng quả, thịt chắc hơn, vỏ dày hơn, màu đỏ tươi hơn và vị đậm hơn. Từ 15 năm nay, vùng rau Đức Trọng, Đơn Dương của Lâm Đồng là nơi tiêu thụ lớn sản phẩm phân hữu cơ Humix và gắn bó từ đấy đến nay, trong đó có một phần rất lớn được dùng cho cà chua.

Theo các tài liệu khoa học, để đạt năng suất 50 tấn quả/ha thì cây cà chua cần phải được cung cấp 6.000 m3 nước, 150 kg N; 50 kg P2O5; 180 kg K2O tương đương với 325 kg urê; 303 kg super lân; 300 kg KCl. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng phân hóa học thì chất lượng kém và sâu bệnh tấn công dữ dội, nhưng nếu chỉ bón phân hữu cơ thì dinh dưỡng không đủ đảm bảo cho cây có năng suất cao. Sau nhiều năm thử nghiệm, Cty TNHH Hữu Cơ đưa ra quy trình sử dụng kết hợp giữa phân hữu cơ Humix với phân vô cơ rất hiệu quả.

Quy trình bón phân của Công ty TNHH Hữu Cơ như sau (dữ liệu cho 1 hecta):

Bón lót:

Lượng bón: 1,5 tấn Phân Hữu Cơ Vi Sinh Vật Chức Năng HUMIX. Bón vào hốc lấp đất nhẹ để tránh xót rễ.

Bón thúc:

Lần 1 (7-10 ngày sau khi trồng): 800 kg Phân Hữu Cơ Sinh Học HUMIX Rau Ăn Quả, Củ + 20kg urê + 15 kg KCl.

Lần 2 (20-25 ngày sau khi trồng): 600 kg Phân Hữu Cơ Sinh Học HUMIX Rau Ăn Quả, Củ 15kg + urê + 20 kg KCl.

Lần 3 (40 ngày sau trồng):

Lượng bón: 600 kg Phân Hữu Cơ Sinh Học HUMIX Rau Ăn Quả, củ + 15 kg urê+ 20 kg KCl sau khi bón xong vun cao gốc.

Lần 4 (50- 60 ngày sau trồng): 15 kg KCl.

Sử dụng Phân Dạng Lỏng HUMIX Chuyên Dùng Rau Màu.

Theo từng giai đoạn phát triển của cây cà chua phun 4 lần trong 1 vụ. Pha tỷ lệ 40 ml phân cho bình 8 lít nước sạch tương đương với 2 nắp chai phân với 8 lít nước sạch. Bà con nên phun ướt đều lên lá và phun vào sáng sớm hoặc chiều mát. Tránh phun khi hoa đang nở.

Chú ý: Có thể pha chung với thuốc BVTV, nhưng pha xong nên sử dụng ngay.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm