| Hotline: 0983.970.780

Bón phân cho đại dương có thể nuôi dưỡng tảo độc hại phát triển

Thứ Tư 31/03/2010 , 10:32 (GMT+7)

Thực chất của việc này là nhằm bón “chất sắt” vào đại dương để tăng chất dinh dưỡng giúp cho tảo và một số loài sinh vật phù du phát triển...

Thuật ngữ “Bón phân đại dương” được biết đến như một biện pháp nhằm chống lại sự nóng lên của trái đất. Thực chất của việc này là nhằm bón “chất sắt” vào đại dương để tăng chất dinh dưỡng giúp cho tảo và một số loài sinh vật phù du phát triển.

Theo các nhà khoa học thì thực vật phù du hàng năm đã điều chỉnh hơn 50 tỷ tấn cacbon thông qua việc hấp thụ khí cacbonic (CO2), một loại khí góp phần gây nên hiện tượng nóng lên của trái đất. Tuy nhiên vấn đề này đang trong giai đoạn thí nghiệm nhưng đã có rất nhiều ý kiến và đánh giá khác nhau. Xin được chia sẻ cùng bạn đọc một số thông tin qua bài viết "Bón phân (sắt) vào đại dương nuôi dưỡng tảo độc hại", đăng trên Sciencenews.

Một kế hoạch để chống lại sự nóng lên toàn cầu bằng cách bón phân cho đại dương có thể mang lại kết quả ngược lại đó là kích thích sự “nở hoa “ của tạo độc, một nghiên cứu mới được đề xuất.

Các nhà khoa học đã được biết qua nhiều thập kỷ qua sắt được tích tụ trong đại dương, đặc biệt ở những nơi được cung cấp chất dinh dưỡng đã kích thích sự phát triển của tảo và những sinh vật phù du khác phù du khác (thực vật nổi). Những sinh vật nhỏ bé đó đã lấy khí cacbonic ( CO2) từ khí quyển để chúng phát triển. Chính điều đó đã thúc đẩy những nghiên cứu về khả năng tiềm tàng của việc bón sắt vào đại dương để những loài tảo nhỏ bé này phát triển hấp thụ khí nhà kính từ khí quyển vào trong lòng biển sâu.

Nhưng có một số nhà nghiên cứu, bên cạnh sự ngạc nhiên về những hiệu quả lâu dài của những nỗ lực đó thì còn đặt ra câu hỏi : “ Có không những tác dụng phụ không mong muốn?”, Charles Trick một nhà sinh vật hải dương học, trường đại học Western Ontario nói. ông và các cộng sự của mình đã có báo cáo trực tuyến trong tuần vào ngày 15/3 của Viện khoa học quốc gia và trong đó đã chỉ ra rằng chính sự bón sắt vào đại dương có thể kích thích tảo tạo ra một chất độc với thần kinh (độc tố thần kinh) có tên gọi là domoic axit. Số lượng domoic axit được tạo ra không biết có tăng đến mức có thể gây độc cho những loài nhuyễn thể và một số loài khác khi ăn loài tảo Pseudonitzschia hay không?, ông Trick giải thích thêm. Mặc dù những nơi bón sắt thường là những tương đối cằn cỗi, xa khu vực có nhiều thuỷ sản sinh sống. Tuy nhiên ông cũng chú ý đến những tác động lâu dài của việc tiếp xúc với chất độc ở mức thấp là chưa được biết đến.

Tại khu vực vùng triều nơi mà chất dinh dưỡng phong phú, những loại tảo thuộc loài tảo cát Pseudonitzschia sẽ giải phóng axit domoic ra môi trường khi chúng sinh sôi, thỉnh thoảng còn nở hoa gây hại.

Trong năm 2006 các nhà nghiên cứu đã thu mẫu nước tại một vị trí trên vịnh Alaska, nơi mà tại đó năm trước đã tiến hành bón sắt thử nghiệm. Tại khu vực nghèo nàn dinh dưỡng đó. Có một điều không làm ai ngạc nhiên là tảo và sinh vật phù du rất nghèo nàn thưa thớt, Trick nói. Hai loài tảo Pseudonitzschia chỉ chiếm vài phần trăm trong số các sinh vật trong mẫu nước đó và có mật độ dưới 1000 tế bào/ lít. Nhưng khi thêm chất sắt vào mẫu nước đó đã gây nên sự bùng nổ của loài Pseudonitzschia, kết quả là số lượng tế bào của loài tăng lên gấp đôi trong khoảng 9 ngày.

Kết quả thí nghiệm đã củng cố quan điểm Pseudonitzschia giải phóng ra domoic axit không độc đối với các sinh vật khác nhưng nó giúp chúng hấp thụ sắt. Thí nghiệm còn đưa ra giả thuyết là chất độc thần kinh gắn kết với sắt và sau đó bị hút lại bởi loài Pseudonitzschia, đó là kỹ thuật giúp loài tảo cát này có thể cạnh tranh kim loại với những sinh vật khác.

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hơn 35.000m2 nhà màng ở Mộc Châu được hỗ trợ nâng cấp, cải tạo

SƠN LA Dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’ hỗ trợ 34 hộ gia đình ở Mộc Châu cải tạo và tối ưu hóa 35.420m2 nhà màng, nhà kính.