| Hotline: 0983.970.780

Bón phân Đầu Trâu cho cây mè

Thứ Sáu 05/12/2014 , 08:04 (GMT+7)

Sử dụng đúng liều lượng như Đầu Trâu khuyến cáo sẽ bảo đảm mè không bị tách vỏ, năng suất cao, hàm lượng dầu cao, bán được giá.

Cây mè (Sesamum indicum L) đã xuất hiện ở nước ta từ thế kỷ XVIII. Dù chưa rõ từ đâu mang đến, nhưng như vậy cũng đã lâu lắm, mè đã trở thành người bạn thân thiết của nhà nông.

Người ta thấy mè xuất hiện hầu hết trong các mảnh vườn nhỏ, từ miền xuôi cho đến miền ngược. Dù rằng từ xa xưa ta chưa biết nhiều về giá trị dinh dưỡng của hạt mè, nhưng trong bữa ăn hàng ngày của người dân, chẳng mấy khi thiếu một đĩa muối mè thơm ngon.

09-00-05_16-6-19te

Chính vì vậy, cây mè đã trở thành cây thực phẩm thiết yếu của mọi nhà. Y học cổ truyền coi hạt mè (cả mè đen và mè vàng) là vị thuốc chữa cho nhiều chứng bệnh như nhuận tràng do táo bón. Hạt mè khi phối hợp với một số vị khác có tác dụng trợ tim, tăng lực, tăng hồng cầu. Gạo lứt muối mè đã trở thành thực đơn quan trọng và rất phổ biến để chữa bệnh về tim mạch, đường ruột cũng như chứng béo phì rất có hiệu quả và rất được người già ưa chuộng.

Cây mè có nguồn gốc nhiệt đới, có khả năng chịu hạn chịu nóng khá, nên phạm vi phân bố khá rộng và thích hợp cho kiểu canh tác quảng canh. Nghĩa là chỉ cần làm đất, gieo hạt và chờ cho đến ngày thu hoạch. Người nông dân không mấy khi quan tâm đến phân bón vì tính dễ dãi của cây mè và cũng vì họ có rất ít nguồn phân bón, chỉ tạm đủ để đầu tư cho các cây trồng khác cần phân bón hơn.

Khi mè chín, người ta thu hoạch, phơi nắng, dùng chân đạp lấy hạt, phơi khô, thế là hạt mè đã trở thành nguồn thực phẩm dự trữ tốt không những cho ngày thường mà cho cả ngày mưa, tháng nắng. Do cách canh tác như vậy nên trước đây năng suất mè thường rất thấp. Bình quân chỉ đạt 300 -400 kg/ha.

09-00-05_16-16-8-6ste

Ngày nay hạt mè (cả mè vàng và mè đen) là nguyên liệu ép dầu quan trọng của ngành công nghiệp thực phẩm. Dầu mè có giá trị dinh dưỡng cao trong các bữa ăn thường ngày. Hạt mè có hàm lượng dầu rất cao, chiếm trung bình từ 45 - 55%, chỉ số i-ốt (iode) trong dầu mè đạt 111, hàm lượng vitamin E đạt 41%, thành phần axit hữu cơ chủ yếu là axit béo chưa no như axit Oleic (C18H3402) và Linoleic (C18H32O2).

Dầu vừng có chứa nhiều vitamin, hàm lượng Canci cao, dầu có chứa các chất chống Oxy hóa cao như Sesamolin, Anitoxidants và Sesamin làm cho dầu mè có thêm nhiều giá trị quan trọng (trích theo Phương Lan, 2012). Vì vậy, ngành khoa học chọn giống, ngành khoa học đất và phân bón đã chú ý nhiều hơn để đầu tư cho cây mè.

Trong mấy năm gần đây, Viện Nghiên cứu Dầu & cây có dầu cũng như các viện khác đã có những công trình nhập nội, lai tạo, chọn lọc được một số giống mè có năng suất cao, hàm lượng dầu cao như mè V6-3, V6-6, V6-12. Ở vùng Bắc Trung bộ có các giống mè đen, mè vàng Nghệ An, Thanh Hoá cũng cho năng suất khá cao và ổn định.

Dù rằng chưa có các công trình bài bản nghiên cứu về phân bón cho cây mè, nhưng trong các chương trình chọn tạo giống mè cũng đã có những mô hình trồng mè cho năng suất cao trên nền phân bón đã được xác nhận.

Ví dụ, ở vùng Bắc Trung bộ trên nền đất xám Nghệ An, bón 50 kg N + 100 kg P205 + 46 kg K20/ha (bao gồm lót 200 kg NPK, số phân này tương đương với 110 kg ure, 625 kg lân, 76 kg kali) và 1.000 kg phân hữu cơ đã thu được 846 kg mè/ha trên giống mè V10.

Với giống mè V36 nền phân 70 kg N + 120 kg P205 + 66 kg K20 (bao gồm lót 200 kg NPK, tương đương với 152 ure + 750 kg phân lân, 110 kg kali) + 1.000 kg phân hữu cơ cho năng suất 1.315 kg/ha.

Ở vùng Đồng Tháp, bón nền phân 90 kg N + 90 kg P205 + 60 kg K20/ha (tương đương 196 kg ure + 562 kg super lân + 100 kg KCL) cho giống mè VDM 34, đạt năng suất 1.440 - 1.470 kg/ha (trích theo Lam Giang, 2014).

Từ những kết quả nói trên cho thấy, có chú ý thâm canh từ khâu làm đất lên luống, mật độ gieo, phòng trừ các loại sâu bệnh hại chính và có chú ý áp dụng các loại phân bón đồng bộ thì có thể đưa năng suất và hàm lượng dầu của mè lên khá cao.

Tuy nhiên trong các thí nghiệm, tác giả vừa bón phân đơn, vừa bón phân NPK, vừa bón phân hữu cơ làm cho việc tính toán trở nên phức tạp.

Vì vậy chúng tôi đề nghị nền phân Đầu Trâu áp dụng cho các tỉnh miền Nam như sau: Với giống mè VDM 34 hay giống mè địa phương đang trồng, mật độ gieo khoảng 40 cây/m2, vun luống cao, bón lót phân Đầu Trâu 12 kg/1.000 m2 loại NPK 16-16-8-6S+TE (nếu là đất xám bạc màu bổ sung 20 kg lân/1.000 m2); bón thúc sau khi mọc 18 - 20 ngày (đón hoa): 18 kg/1.000 m2 NPK 16-16-8-6S+TE.

Bón thúc lần 2 sau khi mọc 40 - 45 ngày (nuôi trái) loại NPK 16-6-19+TE, 20 kg/1.000 m2 (tổng cộng nền phân là 80 kg N + 58 kg P205 + 62 kg K20/ha. Bón theo rảnh lấp đất lại.

Nếu mè trồng trên vùng đất đỏ hay đất phù sa thì lượng phân có thể giảm xuống khoảng 15 - 20%. Sử dụng chủng loại và liều lượng phân nói trên có chứa đầy đủ, cân đối các loại chất dinh dưỡng, kể cả trung và vi lượng, phù hợp cho các thời kỳ, bảo đảm mè không bị tách vỏ, năng suất cao, hàm lượng dầu cao, bán được giá.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm