| Hotline: 0983.970.780

Bón phân Đầu Trâu cho cây quýt

Thứ Sáu 13/07/2018 , 07:15 (GMT+7)

Trong các loại cây ăn trái, cây quýt cũng được coi là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao và khá ổn định. Vì thế mà từ xưa đã hình thành những vùng quýt chuyên canh như quýt hồng Lai Vung, Đồng Tháp, quýt đường Định Quán (Đồng Nai), quýt Hương Cần (TT - Huế) ngọt thơm nổi tiếng…

Ngoài những vùng quýt chuyên canh nói trên, nhiều địa phương khác cũng coi đây  là cây mang lại hiệu quả kinh tế khá hấp dẫn. Như vậy, trong họ hàng cây có múi thì ngoài các loại bưởi, chanh, cam, cây quýt đóng góp phần diện tích rất đáng kể. Ngày nay trong kế hoạch chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang cây trồng có tiềm năng mang lại hiệu quả kinh tế cao thì quýt cũng được ghi danh trong hệ thống cây trồng đó.

09-13-07_du_tru_13_-_7

Tuy nhiên, thuộc họ hàng cây có múi nên người trồng quýt cũng cần chú ý đề phòng bệnh vàng lá greening, bệnh da lu da láng, bệnh vàng lá thối rễ và một số sâu hại khác. Đồng thời cần phải biết chọn đất có khả năng thoát nước tốt vào mùa mưa bão. Đề phòng các loại sâu bệnh, chọn đất cẩn thận và kết hợp với giống tốt, người trồng quýt cũng cần biết áp dụng gói kỹ thuật liên hoàn thì cây quýt mới cho nhiều trái, mẫu mã và chất lượng tốt.

Trong gói kỹ thuật cần chú ý thì phân bón và kỹ thuật bón phân là khâu vô cùng quan trọng. Chương trình nghiên cứu thâm canh quýt đạt tiêu chuẩn VietGAP của Trung tâm Cây ăn trái miền đông Nam Bộ thực hiện ở Định Quán, trong công đoạn điều tra cho thấy vào thời kỳ kinh doanh, người trồng quýt đã sử dụng rất nhiều chủng loại phân.

Ví dụ, trên diện tích 1.000m2 bà con đã bón đợt đầu 40kg DAP, 15kg phân KCl, 50kg phân lân, 150kg phân gà, 20kg phân hữu cơ, 4kg nấm trichoderma, phối hợp với 2kg phân bón lá Bisoplav. Ngoài ra bà con đã sử dụng 5 loại phân NPK khác nhau để bón thúc, ví dụ 10kg NPK 10-60-0; 20kg NPK 20-20-15, 10kg NPK 12-11-18; 20kg NPK 15-5-20 và 20kg NPK 15-15-15…

Tính ra 1 vụ, bà con đã sử dụng 12 chủng loại phân khác nhau. Đây là quy cách bón khá phức tạp. Trừ 5 loại phân, 1 loại nấm và 1 loại phân bón lá ra, bà con đã sử dụng tổng công 1.950kg phân NPK cho 1ha quýt. Tính ra nguyên chất là 214kg N + 437,5kg P205 + 223kg K20/ha.

Phân tích cách bón phân cho quýt của bà con cho thấy: Bón 200kg phân hữu cơ và 1.500kg phân gà là rất cần thiết. Bón 40kg Trichoderma cũng rất quan trọng. Tuy nhiên sử dụng các chủng loại phân NPK không biết chọn lọc nên làm cho tỷ lệ N:P:K hoàn toàn mất cân đối. Với nền phân này thì lượng P nguyên chất quá nhiều, cao gấp 2 lượng N và K là mất cân đối trầm trọng. Thay vì bón 437,5kg lân nguyên chất (P205) cho 1ha, thì chỉ cần bón khoảng 100 - 120kg P205 là đủ. Bón như vậy vừa gây lãng phí vừa làm cho khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây sẽ bị rối loạn. Lỗi này là do bà con chưa biết phân biệt tỷ lệ N:P:K trong các chủng loại NPK có bán trên thị trường để tính toán cho phù hợp.

Vì vậy Công ty CP Phân bón Bình Điền (thương hiệu Đầu Trâu) giới thiệu với bà con ngoài phân hữu cơ các loại được xử lý hoai mục,lượng bón từ 15 - 20kg/cây thì chỉ cần bón 2 chủng loại phân Đầu Trâu NPK cho quýt là đủ. Trong đó loại NPK 20-15-5+TE dùng để bón thúc từ sau thu hoạch cho đến trước khi cây ra hoa, liều bón khoảng 650 - 700kg/ha chia 3 lần để bón, xẻ rãnh nông quanh tán lá, bón và lấp đất lại, nếu trời nắng cần tưới nước cho đủ ẩm. Loại NPK 15-5-20 + TE cũng bón liều 650 - 700kg/ha và cũng chia 3 lần bón từ lúc trước ra hoa 1 lần và 2 lần nuôi trái, kết thúc trước khi thu hoạch khoảng 1 tháng. Với liều phân này vừa đơn giản dễ nhớ, vừa cân đối tỷ lệ N:P:K, trong phân lại chứa đầy đủ các chất trung, vi lượng thiết yếu cho quýt nên cây khỏe, ít bệnh tật, chất lượng ngon. Ngoài ra phân chuồng có chứa nhiều kali và một số trung, vi lượng bổ sung cho quýt theo thời gian cây cần đến.

Hiện Công ty CP Phân bón Bình Điền đang sở hữu loại phân vi lượng thông minh có chứa cả kẽm, lân và Magie thông minh, chỉ cần bón thêm 4 kg/ha trộn với phân NPK để bón 1 lần trước ra hoa và 1 lần nuôi trái thì vừa tăng năng suất, tăng độ ngọt và tăng cả hiệu quả kinh tế rất đáng kể.

 

Xem thêm
Giá heo nhích kích thích người nuôi tái đàn

Sau thời gian dài duy trì ở mức thấp, từ đầu năm 2024 đến nay, giá heo ở Bình Định không ngừng tăng, hiện ở mức 51.000đ/kg, người chăn nuôi hồ hởi tái đàn…

Tỉnh tiên phong ban hành năm cao điểm phòng, chống bệnh dại

Thanh Hóa là một trong những tỉnh tiên phong trên cả nước ban hành tháng cao điểm phòng, chống bệnh dại.

Gượng dậy từ gian khó

GIA LAI Trong giai đoạn ngành mía đường lao đao, giá mía giảm mạnh, nông dân quay lưng với cây mía, số nhà máy đường và diện tích mía nguyên liệu cả nước giảm đến một nửa…