| Hotline: 0983.970.780

Bón phân Đầu Trâu cho măng cụt

Thứ Sáu 08/12/2017 , 07:15 (GMT+7)

Măng cụt là cây ăn trái lâu năm, được trồng ở Việt Nam từ lâu. Diện tích phân bố rải rác từ Tây Nguyên, Đông Nam Bộ đến ĐBSCL.

Măng cụt có nguồn gốc nhiệt đới nên ít tìm thấy ở các tỉnh miền Trung và miền Bắc. Về mặt nông học thì măng cụt ưa thích các vùng đất có tầng canh tác dày, độ phì cao như Long Khánh, Xuân Lộc (Đồng Nai), Bến Tre, Vĩnh Long Trà Vinh.

10-33-29_du_tru_8-12

Có thể do măng cụt là cây ăn quả đặc sản được trời ban cho nên trời cũng bắt con người phải trả giá để thu nhận được cái ân huệ đó. Đấy là quả măng cụt rất dễ bị xì mủ trong và ngoài trái.

Măng cụt dù có giá trị cao đến mấy khi bị hiện tượng này thì cũng mất hết giá trị sử dụng và giá trị thương mại. Vì về hình thức nó làm cho quả xấu xí, trông không đẹp mắt, về chất lượng thì không còn vị của bản thân nó, thậm chí là có vị chua và đắng, không thể ăn được.

Do đó khi làm thương phẩm thì phải loại bỏ các trái như vậy ra khỏi mặt hàng buôn bán. Nhưng đó chỉ mới là những quả bị xì mủ bên ngoài, còn những quả bị xì mủ bên trong thì rất khó phát hiện, dẫn đến khách hàng bị nhầm.

Số liệu điều tra của các nhà khoa học thì có vụ hiện tượng măng cụt bị xì mủ lên đến 40 - 50% coi như mất mùa. Vậy làm sao để khắc phục hiện tượng đó? Trên thế giới, chủ yếu là các nước có trồng măng cụt đã kể trên đã có nhiều nghiên cứu về nội dung này. Ở nước ta, tại Trường Đại học Cần Thơ đã có những công trình nghiên cứu khá chi tiết về hiện tượng này.

Theo các nhà khoa học, măng cụt ra hoa vào cuối mùa khô và trái lớn lên và thu hoạch trong suốt mùa mưa thì rất dễ bị hiện tượng này. Hơn nữa những vườn bón phân thiếu cân đối, bón nhiều phân đạm cho đến trước lúc thu hoạch là những vườn bị bệnh cao hơn cả.

Vì vậy, những kết quả nghiên cứu cho rằng các biện pháp làm cho cây ra hoa sớm để thu hoạch trong mùa khô cũng như biện pháp xiết nước trong mùa mưa, bón nhiều phân hữu cơ và vôi, bón phân hóa học cân đối và ngưng bón trong thời gian trái đã già đều có thể làm giảm tỷ lệ bị bệnh sượng trái, dù năng suất không cao nhưng vẫn giữ lại được nhiều trái không bị bệnh.

Trong trường hợp để măng cụt ra hoa bình thường thì biện pháp bón phân hữu cơ và kết hợp loại phân hóa học cân đối là biện pháp rất khả thi. Vì vậy, để làm cho măng cụt giảm tối thiểu hiện tượng sượng trái là cần kết hợp các biện pháp trên một cách nhuần nhuyễn, hoặc ít ra là sử dụng phân bón hợp lý cũng là biện pháp căn cơ để giảm tỷ lệ sượng trái.

Cho đến nay chưa có biện pháp nào ngăn ngừa được hoàn toàn hiện tượng sượng trái ở măng cụt mà chỉ áp dụng để làm giảm tỷ lệ sượng trái là chủ yếu. Do đó biện pháp bón phân cho măng cụt đóng vai trò rất quan trọng.

Trong bài này tác giả giới thiệu phương pháp sử dụng phân Đầu Trâu để bón vì đã có chế phẩm mới vừa góp phần giảm tỷ lệ sượng trái vừa làm tăng chất lượng đường, các vitamin và khoáng cho măng cụt.

Bón phân cho măng cụt thời kỳ khai thác như sau: Vào cuối mùa mưa khi thu xong vụ trước cần tỉa cành cho thoáng, bón mỗi cây khoảng 20-30kg phân chuồng hoai, có thể phân bò, phân gà... trộn thêm khoảng 3-5% phân lân nung chảy rồi ủ với nấm Trichoderma cho hoai mục, khi bón cộng thêm 1-1,5kg phân Đầu Trâu bón lót A+, tưới đủ nước.

Sau đó khoảng 1-1,5 tháng bón mỗi cây 300-400g Đầu Trâu mùa khô. Những đợt sau chỉ cần bón Đầu Trâu 16-16-16+TE, mỗi lần bón 300-500g/cây, 1-1,5 tháng bón 1 lần. Từ khi đậu trái chỉ bón Đầu Trâu NPK 15-5-20 để dưỡng trái. Mỗi tháng bón 250-300g/cây.

Đấy là tất cả liều lượng phân cần bón, không bón thêm bất cứ loại phân nào khác đặc biệt là phân đạm ure. Ngoài ra chú ý phát hiện nếu có bọ trĩ, thì phun thuốc diệt 1-2 lần để tránh hiện tượng da lu da cám làm hình thức trái mất đep. Vào mùa mưa chú ý làm rãnh thoát nước, sao cho luống sau khi mưa được khô ráo. Chỉ cần áp dụng kỹ thuật bón phân theo cách như vậy là bảo đảm giảm thiểu hiện tượng sượng trái trên măng cụt.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm