| Hotline: 0983.970.780

Bón phân Đầu Trâu cho thanh long ruột đỏ Hà Nội

Thứ Sáu 24/10/2014 , 08:12 (GMT+7)

Phân Đầu Trâu đã vượt đường xa hàng ngàn cây số để tham gia VietGAP trên cây thanh long ruột đỏ ở Hà Nội.

Từ khi có chương trình VietGAP cho cây trồng, phân Đầu Trâu đã "theo chân" nhiều loại cây như lúa, ngô, rau và cây ăn quả các loại, đã cùng với các nhà nông tập làm VietGAP. Phân Đầu Trâu cũng đã vượt đường xa hàng ngàn cây số để tham gia VietGAP trên cây thanh long ruột đỏ ở Hà Nội.

Nói là Hà Nội, nhiều bà con tưởng rằng chương trình này làm ở Thanh Trì, Gia Lâm hay đâu đấy ở gần Hà Đông. Không đâu, Hà Nội ngày nay có diện tích bao la lắm, có cả núi đồi trùng điệp mà Sở NN-PTNT Hà Nội cần khai thác không khác gì các tỉnh miền núi.

15-06-59_13-13-13te15-06-59_grotin-te

Và vì vậy mô hình GAP trên thanh long ruột đỏ này thực hiện ở xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì (thuộc Hà Tây cũ) với quy mô 20 ha. Mô hình sử dụng giống thanh long ruột đỏ Long Định 1, đó là giống do Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam nghiên cứu, chọn lọc từ mấy năm trước.

Cũng cần giới thiệu thêm rằng Hà Nội cho đến năm 2010 đã có khoảng 30 ha trồng thanh long ruột đỏ có nguồn gốc ở Đài Loan và Long Định, phân bố ở các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ.

Tại sao Sở NN-PTNT Hà Nội chọn thanh long ruột đỏ? Lý do chính là thanh long ruột đỏ có chất lượng ngon hơn loại thanh long ruột trắng, nên được khách hàng nội địa ưa chuộng hơn. Mặc dù trồng để xuất khẩu thì khó hơn thanh long ruột trắng.

Và thanh long có khả năng thích ứng với đất vùng đồi ngoại thành Hà Nội, lại có khả năng chịu hạn khá và hiệu quả hơn cây sắn.

Điều cốt lõi trong mô hình này là Sở NN-PTNT Hà Nội thông qua Trung tâm Khuyến nông một mặt muốn khai thác vùng đất đồi gò của Hà Nội có hiệu quả, mặt khác giúp bà con nông dân thực tập phương pháp SX mới trong hoàn cảnh hội nhập.

Về phần đầu tư, mô hình cũng muốn giới thiệu với bà con việc sử dụng loại phân Đầu Trâu cho cây ăn quả (loại Đầu trâu NPK Agrotain + TE 25-20-10+TE và NPK 13-13-13+TE, bà con thường gọi là phân 3 số 13) so sánh với việc sử dụng các loại phân đơn (urê, super lân và kali clo), đồng thời mô hình cũng áp dụng thử phương pháp tưới tiết kiệm nước cho thanh long.

Những kết quả thu được về việc áp dụng phân NPK Đầu Trâu trên thanh long ruột đỏ một lần nữa cũng cố thêm những bằng cứ về hiệu quả sử dụng phân Đầu Trâu cho nhiều loại cây không chỉ có lúa, ngô, rau, đậu các cây ăn quả như cam, chanh, nhãn, vải mà cả thanh long ruột đỏ trên vùng đất đồi của Thủ đô. Vậy một lần nữa xin được giới thiệu để bà con tin tưởng và ứng dụng.

Sau 3 năm thực hiện đã có nhận xét rằng giống thanh long ruột đỏ Long Định 1 tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn thanh long ruột đỏ Đài Loan cả về thời gian sinh trưởng, số cành, thời gian ra hoa, số quả, khối lượng và năng suất quả. Còn so sánh loại phân sử dụng cũng đã chứng minh rằng sử dụng loại phân Đầu Trâu chuyên dùng có nhiều ưu điểm hơn so với sử dụng các loại phân đơn.

Bằng chứng là bón phân Đầu Trâu có số cành trên trụ nhiều hơn 3 cành, cành dày hơn, có màu xanh đậm hơn, thời gian bắt đầu xuất hiện nụ hoa sớm hơn 4 ngày (bón phân đơn xuất hiện nụ hoa 22/4 còn bón phân Đầu Trâu là 18/4), số lứa hoa/năm như nhau (10 lứa), trọng lượng quả cao hơn khoảng 50 gr 1 quả, màu sắc vỏ quả tươi hơn bón phân đơn, tai quả cũng xanh và cứng hơn, có vị ngọt hơn, cuối cùng là năng suất bón phân Đầu Trâu cũng cao hơn khoảng 1 tấn/ha.

Những chỉ tiêu về màu sắc cũng như tính chất vật lý, hóa học do bón phân Đầu Trâu mang lại cho thanh long đều có lợi hơn sử dụng phân đơn. Điều này rất có lợi cho việc buôn bán trên thị trường dẫn đến giá cả sẽ cao hơn và dễ xâm nhập vào thị trường khó tính như thị trường Nhật hay các nước châu Âu.

Xem thêm
Doanh nghiệp là đầu kéo phát triển chăn nuôi quy mô lớn

An Giang xác định được vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp trong việc nâng cao giá trị của ngành chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung gắn an toàn sinh học.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.