| Hotline: 0983.970.780

Bón phân đón đòng cho lúa trong điều kiện thời tiết bất lợi

Thứ Sáu 13/09/2019 , 07:01 (GMT+7)

Có 3 tiêu chí để đưa đến quyết định thời điểm bón phân đón đòng cho cây lúa. Một là căn cứ vào số ngày sau sạ tùy giống, hai là căn cứ vào trạng thái đòng, thời điểm bón là lúc đòng (tim đèn) phải tượng được 1 - 3 mm, ba là trạng thái cây lúa, khi lá lúa ngả sang màu vàng tranh.

Theo các nhà khoa học, kỹ thuật và tập quán bón phân cho lúa ngắn ngày ở ĐBSCL được chia làm 3 lần bón, lần 1 bón vào lúc sau khi gieo sạ 7 ngày, lần 2 bón sau gieo sạ 18 – 20 ngày và lần 3 bón vào lúc sau gieo sạ 40 – 42 ngày.

Trong 3 lần bón trên thì lần bón cuối là lần bón đón đòng, nuôi hạt. Đây là lần bón quyết định nhất đến năng suất cuối cùng, bởi lúc này cây lúa đã phân hóa mầm hoa cần dinh dưỡng để mầm hoa phát triển, nếu bón sớm thì quá trình phân hóa mầm hoa không tốt, nếu bón trễ thì thiếu dinh dưỡng nuôi mầm hoa. Đồng thời cũng là lần bón khó khăn nhất do phải kết hợp theo dõi nhiều tham số để quyết định thời điểm bón, lượng bón.

09-24-09-34-te-2-ms095213870

Các căn cứ trên bao gồm:

Số ngày sau gieo sạ. Trên lý thuyết chung, thời điểm bón trong khoảng 40 – 42 ngày sau sạ, nhưng thời gian sinh trưởng của những giống lúa khác nhau cũng khác nhau nên tốt nhất là lấy thời gian sinh trưởng của giống lúa trừ cho 50.

Ví dụ với giống lúa có thời gian sinh trưởng là 90 ngày thì ngày bón phân đợt 3 được xác định là ngày thứ 40 sau gieo, nếu giống có thời gian sinh trưởng chỉ 88 ngày thì thời điểm bón là 38 ngày sau gieo, nếu thời gian sinh trưởng là 95 ngày thì bón phân vào ngày thứ 45 sau gieo.

Có mầm đòng 1 mm. Trước lúc bón cần bóc cây lúa ra nếu thấy “tim đèn” (mầm đòng) nhú lên 1 mm mới bón.

Màu xanh ruộng lúa: Tốt nhất phải đợi ruộng lúa ngả sang màu vàng tranh, nếu ruộng đã hội đủ 2 căn cứ 1 và 2 nhưng ruộng lúa vẫn còn xanh thì nên đợi 2-3 ngày sau khi lúa bắt đầu xuống màu rồi mới bón.

Khi đã xác định được thời điểm bón, cần xác định lượng bón và hàm lượng của mỗi loại nguyên tố dinh dưỡng. Cụ thể, với những ruộng sinh trưởng và phát triển bình thường thì bón 5 kg urê + 5 kg kali cho 1.000 m2. Với những ruộng còn xanh thì phải giảm lượng urê xuống chỉ còn 3 – 4 kg tùy tình trạng. Cụ thể, trong trường hợp lúa trong rợp, lúa bị lốp thì có thể giảm hẳn phân urê (nhưng khi lúa cong trái me thì cần theo dõi để bón dặm 2 kg urê/1.000 m2).

Với lúa hè thu, có nhiều yếu tố bất lợi của thời tiết, mưa bão thường xuyên thì việc chăm sóc cho lúa cứng cây, chống đổ ngã tốt rất quan trọng nên canxi và silic, mặc dù đã được bón trước đó nhưng cũng cần được tiếp tục bón thêm bằng cách lựa chọn dòng phân giàu 2 loại nguyên tố này.

Hiện tại, các dòng phân bón chuyên dùng cho lúa cung cấp đầy đủ các chất trung, vi lượng, bà con sử dụng tiện lợi và cho hiệu quả cao. Cụ thể, giai đoạn đón đòng, cây lúa 38-42 ngày sau sạ, tương ứng đợt bón thúc 3, bà con dùng phân Đầu Trâu TEA2, lượng bón 80-100 kg/ha.

09-24-09-34-te-2-mt09521499

PGS.TS. Mai Thành Phụng, thành viên Hội đồng KHKT Công ty CP Phân bón Bình Điền lưu ý: “Giai đoạn lúa làm đòng, nếu gặp trường hợp thời tiết mưa bão, có thể bón phân chậm lại vài hôm, đòng đòng có thể nhích lên 2-3 mm hoặc có thể 4 mm, thậm chí là 5 mm cũng không sao cả. Bà con nên chờ khi trời dứt mưa hẳn, nắng ráo trở lại hãy bón phân để đạt hiệu quả cao, tránh thất thoát”.

Ngoài ra, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cũng khuyến cáo, hiện có đến 15 - 20% người trồng lúa ở ĐBSCL vẫn còn hiểu và vận dụng chưa đúng kỹ thuật bón phân giai đoạn lúa làm đòng, tập trung ở 2 dạng, một là bón phân quá sớm vào thời điểm 32 - 35 ngày sau sạ, hai là bón quá dư phân đạm làm cho lúa không đạt năng suất tối đa, nhiều sâu bệnh, lửng lép.

Nhiều nông dân tin rằng, khi lúa trổ sử dụng thuốc BVTV làm đòng dài hơn, lá đòng xanh lâu hơn nên năng suất cao hơn. Tuy nhiên, thực tế thì việc kéo dài đòng bằng thuốc kích thích sẽ không có ý nghĩa vì số hạt, số hạt chắc trên một bông là do quá trình thụ phấn, thụ tinh quyết định, việc sử dụng thuốc kích thích hoặc sử dụng thuốc BVTV có tác dụng kích thích trong giai đoạn mẫn cảm này sẽ gây nhiều bất lợi cho lúa.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm