Hướng dẫn quan trọng cho bón phân đợt 3 (bón đón đòng)
Theo nguyên tắc nhìn trời, nhìn đất nhìn cây mà bón.
Nhìn trời: Trời mưa, trời âm u hoãn bón. Điều này rất quan trọng vì bón lúc này thất thoát phân bón là rất lớn.
Nhìn đất: Có đủ nước hay không, có bị xì phèn hay không. Chỗ trũng bón nhẹ tay (vì có sự tích tụ các chất dinh dưỡng trên gò trôi xuống), chỗ gò bón nặng hơn tí vì bị rửa trôi bớt.
Nhìn cây: (1) Ngày bón cụ thể là khi trên ruộng lúa có trên 2/3 cây lúa đã chuyển sang màu vàng tranh (dao động từ 38 - 45 ngày sau sạ đối với lúa 90 - 95 ngày, nên nhớ phải đợi lúa chuyển vàng mới bón, lúc đó bóc ra phải có tim đèn). (2) Nếu lúa đang bị bệnh (đạo ôn, đốm vằn) nên hoãn bón phân. dứt khoát phải chữa trị xong mới bón.
Kỹ thuật bón phân đón đòng
Áp dụng theo nguyên tắc "không ngày không số".
Không ngày: Ngày bón phân đón đòng không phải do nhà khoa học quyết định, không phải do chủ ruộng quyết định mà phải do ruộng lúa quyết định (cây lúa làm đòng do 3 yếu tố quyết định: (1) Thời gian sinh trưởng của giống: Giống lúa 90 ngày thông thường ngày làm đòng là 40 ngày sau sạ) (2) Nhiệt độ: Năm nào trời lạnh, cây lúa chậm làm đòng có khi 5 - 7 ngày (3) Dinh dưỡng: Nếu bón phân dư đạm, dư lân lúa chậm làm đòng.
Sau khi chúng ta rút nước giữa vụ (từ 30 - 40 ngày sau sạ), lúa sẽ chuyển màu từ xanh đậm sang xanh lợt và sang màu vàng tranh, chờ cho đến khi có ít nhất 2/3 miếng ruộng chuyển sang màu vàng tranh, bóc đòng lúa kiểm tra thấy có tim đèn nhú ra khoảng 1 - 3mm thì cho nước vào và bón phân đợt 3. Ngày bón phân dứt khoát phải chờ khi lúa có tim đèn nhú ra từ 1 - 3mm.
Không số: Tức là không quyết định bón bao nhiêu mà phải tùy vào màu sắc của đám ruộng.
Bón phân chuyên dùng Đầu Trâu TE-A2 (17-4-21 + TE).
Chỗ lúa chuyển vàng: Bón 120 - 150 kg/ha Đầu Trâu TE-A2.
Chỗ lúa xanh lợt: 80 - 100 kg/ha Đầu Trâu TE-A2.
Chỗ lúa xanh đậm (lúa tốt, chỗ trũng, chỗ gần nhà, tàng cây che bóng..): Hoàn toàn không bón đạm chỉ bón 50 - 70kg KCl/ha.
CHÚC BÀ CON NÔNG DÂN BỘI THU