| Hotline: 0983.970.780

Bón phân đón đòng thích ứng với thời tiết mưa bão

Thứ Sáu 01/11/2019 , 07:01 (GMT+7)

Áp dụng theo nguyên tắc "không ngày không số". Theo đó, ngày bón không phải do con người quyết định mà phải do ruộng lúa quyết định; tùy vào màu sắc của đám ruộng mà quyết định bón bao nhiêu.

Hướng dẫn quan trọng cho bón phân đợt 3 (bón đón đòng)

Theo nguyên tắc nhìn trời, nhìn đất nhìn cây mà bón.

Nhìn trời: Trời mưa, trời âm u hoãn bón. Điều này rất quan trọng vì bón lúc này thất thoát phân bón là rất lớn.

Nhìn đất: Có đủ nước hay không, có bị xì phèn hay không. Chỗ trũng bón nhẹ tay (vì có sự tích tụ các chất dinh dưỡng trên gò trôi xuống), chỗ gò bón nặng hơn tí vì bị rửa trôi bớt.

Nhìn cây: (1) Ngày bón cụ thể là khi trên ruộng lúa có trên 2/3 cây lúa đã chuyển sang màu vàng tranh (dao động từ 38 - 45 ngày sau sạ đối với lúa 90 - 95 ngày, nên nhớ phải đợi lúa chuyển vàng mới bón, lúc đó bóc ra phải có tim đèn). (2) Nếu lúa đang bị bệnh (đạo ôn, đốm vằn) nên hoãn bón phân. dứt khoát phải chữa trị xong mới bón.

Kỹ thuật bón phân đón đòng

Áp dụng theo nguyên tắc "không ngày không số".

Không ngày: Ngày bón phân đón đòng không phải do nhà khoa học quyết định, không phải do chủ ruộng quyết định mà phải do ruộng lúa quyết định (cây lúa làm đòng do 3 yếu tố quyết định: (1) Thời gian sinh trưởng của giống: Giống lúa 90 ngày thông thường ngày làm đòng là 40 ngày sau sạ) (2) Nhiệt độ: Năm nào trời lạnh, cây lúa chậm làm đòng có khi 5 - 7 ngày (3) Dinh dưỡng: Nếu bón phân dư đạm, dư lân lúa chậm làm đòng.

Sau khi chúng ta rút nước giữa vụ (từ 30 - 40 ngày sau sạ), lúa sẽ chuyển màu từ xanh đậm sang xanh lợt và sang màu vàng tranh, chờ cho đến khi có ít nhất 2/3 miếng ruộng chuyển sang màu vàng tranh, bóc đòng lúa kiểm tra thấy có tim đèn nhú ra khoảng 1 - 3mm thì cho nước vào và bón phân đợt 3. Ngày bón phân dứt khoát phải chờ khi lúa có tim đèn nhú ra từ 1 - 3mm.

Không số: Tức là không quyết định bón bao nhiêu mà phải tùy vào màu sắc của đám ruộng.

Bón phân chuyên dùng Đầu Trâu TE-A2 (17-4-21 + TE).

Chỗ lúa chuyển vàng: Bón 120 - 150 kg/ha Đầu Trâu TE-A2.

Chỗ lúa xanh lợt: 80 - 100 kg/ha Đầu Trâu TE-A2.

Chỗ lúa xanh đậm (lúa tốt, chỗ trũng, chỗ gần nhà, tàng cây che bóng..): Hoàn toàn không bón đạm chỉ bón 50 - 70kg KCl/ha.

CHÚC BÀ CON NÔNG DÂN BỘI THU

unnmed110322789

(Thành viên Hội đồng Khoa học - Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền)

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm