| Hotline: 0983.970.780

Bón phân đón đòng và nuôi hạt

Thứ Sáu 06/09/2013 , 10:31 (GMT+7)

Kỹ thuật và tập quán bón phân cho lúa ngắn ngày ở ĐBSCL được chia làm 3 lần bón, lần 1 bón vào lúc sau khi gieo sạ 7 ngày, lần 2 bón sau gieo sạ 18 - 20 ngày và lần 3 bón vào lúc sau gieo sạ 40 -42 ngày.

(Diễn giả: GS.TS Nguyễn Bảo Vệ - Trường Đại học Cần Thơ; TS Hồ Tất Chiến - Cục BVTV, ThS Hồ Thế Huy - Cty CP Phân bón Bình Điền)

BÓN PHÂN ĐÓN ĐÒNG - NGHỆ THUẬT NGHỀ TRỒNG LÚA

Kỹ thuật và tập quán bón phân cho lúa ngắn ngày ở ĐBSCL được chia làm 3 lần bón, lần 1 bón vào lúc sau khi gieo sạ 7 ngày, lần 2 bón sau gieo sạ 18 - 20 ngày và lần 3 bón vào lúc sau gieo sạ 40 -42 ngày.

Trong 3 lần bón trên thì lần bón cuối (lần 3) là lần bón đón đòng, nuôi hạt. Đây là lần bón quyết định nhất đến năng suất cuối cùng, bởi lúc này cây lúa đã phân hóa mầm hoa cần dinh dưỡng để mầm hoa phát triển, nếu bón sớm thì quá trình phân hóa mầm hoa không tốt, nếu bón trễ thì thiếu dinh dưỡng nuôi mầm hoa.

Đồng thời cũng là lần bón khó khăn nhất do phải kết hợp theo dõi nhiều tham số để quyết định thời điểm bón, lượng bón. Các căn cứ trên bao gồm:

Số ngày sau gieo sạ. Trên lý thuyết chung, thời điểm bón trong khoảng 40 - 42 ngày sau sạ, nhưng TGST của những giống lúa khác nhau cũng khác nhau nên tốt nhất là lấy TGST của giống lúa trừ cho 50, ví dụ với giống lúa có TGST là 90 ngày thì ngày bón phân đợt 3 được xác định là ngày thứ 40 sau gieo, nếu giống có TGST chỉ 88 ngày thì thời điểm bón là 38 ngày sau gieo, nếu TGST 95 ngày thì bón phân vào ngày thứ 45 sau gieo.

Có mầm đòng 1 mm. Trước lúc bón cần bóc cây lúa ra nếu thấy “tim đèn” (mầm đòng) nhú lên 1 mm mới bón.

Màu xanh ruộng lúa: Tốt nhất phải đợi ruộng lúa ngả sang màu vàng tranh, nếu ruộng đã hội đủ 2 căn cứ 1 và 2 nhưng ruộng lúa vẫn còn xanh thì nên đợi 2 - 3 ngày sau khi lúa bắt đầu xuống màu rồi mới bón.

Khi đã xác định được thời điểm bón, cần xác định lượng bón và hàm lượng của mỗi loại nguyên tố dinh dưỡng. Trong điều kiện không mua được phân chuyên dùng thì sử dụng phân đơn.

Với những ruộng sinh trưởng và phát triển bình thường thì bón 5 kg urê + 5 kg KCl cho 1.000 m2. Nhưng với những ruộng còn xanh thì phải giảm lượng urê xuống chỉ còn 3 - 4 kg tùy tình trạng cụ thể. Trong trường hợp lúa trong rợp, lúa bị lốp thì có thể giảm hẳn phân urê (nhưng khi lúa cong trái me thì cần theo dõi để bón dặm 2 kg urê/1.000 m2).

Với lúa HT thì việc làm sao cho lúa cứng cây, chống đổ ngã tốt cũng rất quan trọng nên canxi và silic, mặc dù đã được bón trước đó nhưng cũng cần được tiếp tục bón thêm bằng cách lựa chọn loại phân giàu 2 loại nguyên tố này.

KHÔNG NÊN DÙNG “THUỐC PHÌ”

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc kích thích sinh trưởng mà nông dân quen gọi “thuốc phì”, được quảng cáo làm tăng năng suất 10 - 15% và nhiều sản phẩm thuốc BVTV cũng được các Cty khuyến cáo là làm to, dài lá đòng nên tăng năng suất.

TS Hồ Tất Chiến cho biết, số lượng hạt trên bông, trọng lượng 1.000 hạt chủ yếu do đặc tính giống và chế độ dinh dưỡng quyết định, việc dùng thuốc “phì” không có ý nghĩa với việc tăng năng suất, mà ngược lại có khi lại gây hại, bởi khi sử dụng hóc môn sẽ làm cho lá to và dài; đồng thời cũng mỏng hơn nên lá lúa sẽ không đứng mà nằm ngang.

Tác hại của việc sử dụng thuốc “phì” cũng giống như việc bón dư phân đạm ở thời kỳ này, các lá che khuất lẫn nhau nên hiệu quả quang hợp giảm, lượng axít amin tự do cao nên càng hấp dẫn côn trùng; đặc biệt là rầy nâu tấn công. Lá lúa mỏng trong điều kiện mưa gió nhiều sẽ có nhiều vết xước tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh bạc lá.

Ruộng không thoáng sẽ là môi trường thuận lợi cho bệnh “ung thư” (khô vằn, đốm vằn). Mặt khác, việc dùng các kích thích sinh trưởng sẽ làm cho vỏ trấu bị hở, gây nên bệnh than vàng, than đen làm giảm năng suất và chất lượng gạo. Với những ruộng này bán cũng mất giá doo tỷ lệ gạo gãy cao.

ĐẦU TRÂU A-A DÒNG NPK CAO CẤP THẾ HỆ MỚI

Trong 5 năm qua, nông dân đã biết đến hai sản phẩm Đạm hạt vàng Đầu trâu 46A+ và phân lân Đầu Trâu 46P+ của Cty CP Phân bón Bình Điền. 2 sản phẩm này đã giúp nông dân tiết kiệm được 25 - 30% đạm và lân nhờ sử dụng chế phẩm Agrotain và Avail nhập khẩu độc quyền từ Mỹ.

Từ thành công đấy, Bình Điền đã cải tiến và đưa 2 chế phẩm trên vào SX dòng sản phẩm cao cấp NPK có tên gọi là A-A (có cả Agrotain lẫn Avail). NPK 20-20-15, NPK 20-20-15+TE là 2 sản phẩm nổi tiếng từ hơn 20 năm nay của Bình Điền khi áp dụng công nghệ A-A có tên gọi là NPK Đầu Trâu 215, NPK Đầu trâu TE 215.

Trong 2 sản phẩm này ngoài 20% đạm, 20% lân và 15% kali còn có 0,05% Agrotain và 0,08% Avail nên hiệu quả càng cao so với thế hệ trước.

Áp dụng công nghệ A-A, dòng phân cao cấp chuyên dùng cho lúa của Bình Điền có Đầu Trâu TE A1 và Đầu trâu TE A2. Đầu Trâu TE A1 có hàm lượng đạm-21%, lân-14%, kali-7%, Penac P 0,2%, Agrotain-0,06%, Avail-0,05% và trung vi lượng giàu silic, canxi.

Đầu trâu TEA1 được bón cho lúa lần 1 và lần 2, còn lần 3 sử dụng Đầu trâu TE A2, phân này có hàm lượng đạm-17%, lân-4%, kali-21%, Penac P-0,2%, Agrotain-0,06%, Avail-0,01% và trung vi lượng.

Đáng chú ý, với ruộng không đồng đều hoặc thời điểm bón phân chưa hội đủ 3 căn cứ nêu trên thì chỉ nên bón 80% lượng theo khuyến cáo và khi lúa cong trái me sử dụng tiếp 20% còn lại để bón dặm thì hiệu quả càng cao.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Đề xuất không xử phạt hành chính thuốc thú y chưa kịp công bố hợp quy

Bộ NN-PTNT đề xuất Chính phủ không xử phạt thuốc thú y đã được cấp chứng nhận lưu hành nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy từ ngày 14/2/2024 đến ngày 31/5/2025.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất