| Hotline: 0983.970.780

Bón phân NPK-S Lâm Thao cho cây mía

Thứ Hai 08/12/2014 , 08:49 (GMT+7)

Hiện tại Cty Lâm Thao có nhiều loại giống mía, mỗi giống mía có ưu điểm khác nhau phù hợp với điều kiện của từng điều kiện cụ thể. 

I. Làm đất

1. Chọn đất

- Đất có thành phần cơ giới trung bình hoặc hơi nhẹ có khoảng 20%.

- Đất có điều kiện thoát nước triệt để, không bị ngập úng.

- Đất có tầng canh tác dày từ 80 cm trở lên.

- Đất trung tính có độ pH từ 6 - 7 trở lên.

Trước khi làm đất cần được sử dụng vôi bột với định mức 1 - 1,5 tấn/ha, rắc đều trên toàn bộ diện tích, nhằm xử lý tiêu diệt mầm mống sâu bệnh và khử độ chua của đất.

Nơi có thể dùng máy cày thì dùng máy cày đất thật sâu và kỹ, bởi vì cày sâu có thể cải thiện nước, độ màu mỡ, không khí, nhiệt độ của đất, có lợi cho mía phát triển, đồng thời cũng tăng cường khả năng chống hạn của mía. Thông thường yêu cầu cày sâu khoảng 30 - 35 cm.

Đối với diện tích đất không làm đất bằng máy được, phải làm đất thủ công thì đào rãnh vuông góc với hướng dốc để chống xói mòn, đào rãnh sâu 30 -35 cm, đáy rộng 25 - 30 cm.

2. Rạch hàng

Khoảng cách hàng 0,9 - 1,0m. Vét rãnh trồng mía sâu khoảng 30 - 35 cm, đáy rãnh rộng từ 25 - 30 cm, đáy rãnh bằng phẳng và có đất tơi nhỏ. Hàng mía nên thiết kế theo hướng Đông Tây để cho mía nhận được nhiều ánh sáng nhất.

3. Đào rãnh thoát nước

Đối với mía trồng trên đất ruộng 1 vụ cần chú ý đào rãnh thoát nước, tránh tình trạng mía sau khi trồng do ngập nước mà thiếu oxy, khiến tỷ lệ nảy mầm thấp hoặc hạn chế sinh trưởng.

Ruộng mía có diện tích nhỏ thì đào 1 rãnh thoát nước bốn chung quanh là đủ, diện tích tương đối lớn thì ngoài rãnh thoát nước bốn chung quanh, còn cần đào rãnh thoát nước thành nhiều ô thoát ra ngoài.

II. Trồng mía

1. Thời vụ

Mía vụ đông nên trồng vào khoảng tháng 11 đến tháng 1 năm sau, mía vụ xuân trồng vào tháng 2 - 3 và có thể kéo dài đến hết tháng 4. Mía vụ hè trồng vào hạ tuần tháng 7 đến đầu tháng 8.

Mía vụ thu đông có thể kéo dài thời gian sinh trưởng, đồng thời cũng tránh được vấn đề mía vụ xuân khó xuất ruộng khi “xuân hạn”, vì vậy, nếu điều kiện thuận lợi nên cố gắng mở rộng trồng mía vụ thu đông, sản lượng có thể tăng 15 - 30% so với vụ xuân, tỷ lệ đường có thể tăng 0,5 - 1%.

Mía vụ hè có thời gian sinh trưởng ngắn mắt mầm đảm bảo, giống mía chọn lọc để làm nguồn giống cho vụ đông xuân.

2. Lựa chọn hom giống

Hiện tại Cty Lâm Thao có nhiều loại giống mía, mỗi giống mía có ưu điểm khác nhau phù hợp với điều kiện của từng điều kiện cụ thể. Có thể chia ra các loại giống với các loại đất khác nhau sau:

Nhóm giống mía ROC10, Liễu Thành phù hợp với đất có mùn cao, tầng đất canh tác dầy (đất phù sa ven sông suối, đất bồi tụ khác có tỷ lệ mùn cao…).

Nhóm giống mía ROC22, Quế Đường, Việt Đường phù hợp với đất có hàm lượng mùn và NPK vào loại trung bình khá.

Mía vụ hè có thể sử dụng toàn bộ thân cây làm giống, mía vụ đông xuân chỉ nên sử dụng phần ngọn làm giống, khi nguồn giống không đủ có thể lấy cả cây làm giống, nhưng giống bằng ngọn và giống bằng gốc cần được tách riêng để xử lý. Mía giống cần phải tươi, mầm mía phải khỏe mạnh, không sâu bệnh.

3. Xử lý mía giống

- Chặt giống: Tước bỏ phần lá già, dùng dao sắc chặt thành từng hom 2 - 3 đốt, phần mặt cắt phải phẳng, ít bị nứt tách, yêu cầu phải “chặt 1 nhát đứt làm đôi”.

Những ruộng mía ẩm nước hoặc điều kiện tưới tiêu tốt, tốt nhất nên trồng hom 2 mầm, bởi vì hom 2 mầm có 1 đốt nguyên vẹn, khi trồng 2 đầu tiếp xúc với đất, khả năng hút nước tốt, dễ nảy mầm, phần ngọn hơi non có thể sử dụng hom mía từ 3 - 4 mầm.

Nơi có thời tiết lạnh giá trồng vào mùa đông hoặc khi trồng gặp phải khô hạn, có thể trồng hom 3 mầm, như vậy do bị lạnh hoặc khô hạn nên mầm dưới dùng bị khô chết, mầm ở giữa hoặc ở trên cùng vẫn có thể phát triển. Hom 1 mầm hoặc có từ 5 mầm trở lên không phù hợp để trồng.

- Ngâm giống: Mía giống tươi có thể vừa chặt giống, vừa tiêu độc, vừa trồng. Mía giống lưu trữ lâu sau khi chặt, dùng nước hoặc nước vôi 2% để ngâm trong 1 - 2 ngày, bởi vì sau khi ngâm giống để giảm đường sẽ thúc đẩy giống nảy mầm, nâng cao tỷ lệ nảy mầm và đẻ nhánh, thúc đẩy mầm non sinh trưởng.

- Tiêu độc: Vết cắt ở mía giống sau khi chặt rễ bị các vi khuẩn gây bệnh mía dứa và bệnh thối đỏ xâm nhập và gây ra thối mầm, thối giống; đặc biệt là giống trồng vào vụ đông xuân, nhiệt độ tương đối thấp, mầm mía nhú ra khỏi mặt đất rất chậm, dễ bị bệnh mía dứa.

Vì vậy, để đảm bảo cho toàn bộ cây giống tốt nhất là nên tiến hành tiêu độc. Phương pháp tiêu độc có thể sử dụng 125 - 160g Carbendazim hoặc Benomyl hòa vào 100 lít nước, hoặc dùng Thiophanate-menthyl 50%, ngâm giống trong 5 phút.

Trồng mía:

- Mật độ trồng hợp lý: Lượng giống mía trồng cần khoảng 9 - 10 tấn/ha, thông thường yêu cầu mật độ trồng từ khoảng 10 - 12 mầm/1 mét dài, mía trồng vào vụ xuân mỗi 1 mét dài trồng khoảng 12 - 15 mầm; mía trồng vụ đông xuân cần tăng lên khoảng 15 - 18 mầm/mét; mía trồng vụ hè cần giảm xuống khoảng 10 - 12 mầm/mét.

- Cách trồng: Đặt hom giống theo hàng 1, hoặc hàng đôi theo hình nanh sấu, khoảng cách giữa 2 hàng là khoảng 10 cm, mía giống áp sát vào đất, mầm hướng sang hai bên. Khi trồng nếu gặp thời tiết khô hạn phải tìm cách tưới nước, nếu không có điều kiện tưới nước thì nên tăng cường đất phủ trên, dày khoảng 4 - 5 cm.

III. Bón phân NPK-S Lâm Thao

Các giống mía khác nhau có nhu cầu phân khác nhau. Tuy nhiên trong từng thời kỳ sinh trưởng cây thiếu nhu cầu về tỷ lệ các chất dinh dưỡng tương đối giống nhau giữa các giống.

Giai đoạn trồng mới để đẻ nhánh tối đa cây mía cần nhiều đạm để đâm chồi đẻ nhánh, nhiều lân để phát triển bộ rễ, kali với lượng vừa phải giúp cho cây mía cứng cáp chống chịu sâu bệnh.

Giai đoạn từ khi vươn lóng đến chín cây mía cần nhiều kali và đạm hơn so với lân. Chính vì vậy phân bón phù hợp với mía cần có 2 loại phân bón cho 2 giai đoạn sinh trưởng phát triển

Sử dụng thuốc xử lý đất: Sau khi đặt hom giống trồng xuống rãnh dùng thuốc Diaphos để xử lý đất chống mối, sâu nhậy và mầm mống sâu bệnh trong đất hại mía, mỗi ha có thể sử dụng 30 - 40 kg thuốc rải đều vào đáy rãnh trồng đã đặt hom giống trước khi lấp đất.

Bón lót: Phân chuồng 200 - 300 kg/sào + 22 - 36 kg NPK-S*M1 5.10.3-8

Cách bón: Rắc đều phân xuống đáy rãnh, sau đó trộn đều với đất thì mới đặt hom trồng mía sớm.

Bón thúc thời kỳ đẻ nhánh, vươn lóng: Sử dụng NPK-8*M1 12.5.10-14: 30 -50 kg/sào.

Cách bón: Dùng cuốc hoặc trâu bò cày sâu 10 cm vun nhẹ vào gốc

Sử dụng màng nilon che phủ đất: Mía trồng vụ đông xuân dễ bị khô hạn, nhiệt độ cũng tương đối thấp, tốt nhất nên sử dụng màng nilon che đất.

 Sau khi trồng mía nên vun đất ở rãnh trồng thành hình mai rùa, dùng màng nilon không màu trong suốt, dày khoảng 0,005 - 0,008 mm, độ rộng khoảng 40 - 45 cm để phủ lên trên bề mặt rãnh đất trồng, dùng đất nhỏ để chèn xung quanh mép màng phủ, phần màng lộ ra không dưới 20 cm.

Sau khi mía nảy mầm, khi nhiệt độ ngoài trời ổn định ở 20 độ C có thể bỏ màng che và tiến hành bón thúc, nếu có điều kiện tốt nhất nên phun thuốc diệt cỏ, mỗi mẫu có thể dùng 150 - 200g hòa với 50 lít nước để phun.

Xem thêm
Doanh nghiệp là đầu kéo phát triển chăn nuôi quy mô lớn

An Giang xác định được vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp trong việc nâng cao giá trị của ngành chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung gắn an toàn sinh học.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.