| Hotline: 0983.970.780

Bón phân NPS-S Lâm Thao cho cây dong riềng

Thứ Năm 19/12/2013 , 10:32 (GMT+7)

Không bón phân chuồng tươi. Ngoài ra, muốn củ phát triển tốt nên dùng rơm rác, lá xanh... phủ gốc làm xốp đất, giữ ẩm cho củ ăn lên và cung cấp thức ăn cho cây.

Nguồn gốc và đặc điểm sinh trưởng

Cây dong riềng có tên khoa học là Canna edulis Ker (còn có tên khác là khoai riềng, khoai đao) thuộc họ Dong riềng (Cannaceae ).

Cây thân thảo mọc đứng, thân rễ bò, mảnh hay nạc. Lá nhiều, to, gân phụ song song, cuống có rãnh. Cụm hoa hình bông, mọc thành chùm ở ngọn, nhiều khi cụm hoa phân nhánh. Hoa không đối xứng, đài 3, hợp bằng nhau; tràng 3, xếp xen kẽ với lá, đính thành ống ngắn ở gốc; bầu hạ, 3 ô, nhiều noãn và nhụy có dạng cánh hoa.

Quả nang, hạt có ngoại nhũ, cây mầm thẳng. Có 1 chi, 50 loài, chủ yếu ở châu Mỹ. Việt Nam có 3 - 4 loài. Một số loài được trồng phổ biến như dong riềng (Canna edulis) lấy củ ăn, làm miến; chuối hoa (Canna indica) trồng làm cảnh.

Cây dong riềng (Canna edulis - tên khác là khoai riềng ) cao 1,2 - 1,5m , thân rễ phình to thành củ, chứa nhiều tinh bột. Lá thuôn dài, màu lục tím, gân giữa to, gân phụ song song. Hoa xếp thành cụm ở ngọn cây. Cây tương đối chịu rợp, yếu chịu rét, cho năng suất hơn 20 tấn củ/ha sau 1 năm trong điều kiện thuận lợi. Cây trồng lấy củ ăn hoặc lấy bột chế thành miến tại nhiều vùng ở nước ta.

Dưới đây xin trình bày về một số đặc tính nông sinh học của giống dong riềng DR1 được thu thập tại Hòa Bình, được Bộ NN-PTNT công nhận cho SX thử tại Quyết định số 608/QĐ-CLT ngày 14/12/2010.

Thời gian sinh trưởng ngắn, 250 - 280 ngày. Sinh trưởng, phát triển mạnh, cây cao trung bình 165 - 185 cm, ít đổ, củ nạc, đồng đều, ruột trắng được nông dân ưu chuộng. Năng suất củ tươi 45 - 60 tấn/ha. Hàm lượng tinh bột 13,4 - 16,4%. Có khả năng thích ứng rộng, chịu hạn tốt, chịu rét khá và chống chịu bệnh khô lá.

Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật

Trồng từ tháng 2 đến tháng 5, nhưng trồng tốt nhất là từ ngày 5/2 đến ngày 5/3.

Nếu trồng trên đất đồi núi, đất đá, bãi thoát nước thì không cần phải làm đất mà sau khi dọn cỏ, bổ hộc khoảng 20 x 20 x 25 cm, đất hót ra để phía trên dốc, gặp mưa, màu dồn xuống hố, bổ xung dinh dưỡng cho cây.

Nếu trồng trên đất ruộng, vườn, bãi đọng nước cần lên luống rộng 140 - 200 cm. Trồng khoảng 40.000 - 50.000 cây. Tuy nhiên cũng tùy thuộc vào kỹ thuật canh tác, nếu trồng xen với ngô, đậu tương... thì mật độ giảm. Khoảng cách 50 x 45 cm - 50 cm.

Loại phân

Bón lót

Bón thúc lần 1

Sau khi cây mọc 1 tháng

Bón thúc lần 2

Sau trồng 4 tháng

kg/ha

Phân chuồng

 

 

 

NPK-S 5.10.3-8

 

 

 

NPK-S 12.5.10-14

 

 

 

 

Kg/sào Bắc bộ ( 360 m2 )

Phân chuồng

400 – 600

 

 

NPK-S 5.10.3-8

22 - 24

 

 

NPK-S 12.5.10-14

 

22 - 24

22 - 24

Chú ý: Không bón phân chuồng tươi. Ngoài ra, muốn củ phát triển tốt nên dùng rơm rác, lá xanh... phủ gốc làm xốp đất, giữ ẩm cho củ ăn lên và cung cấp thức ăn cho cây.

Có thể sử dụng để chế biến tinh bột, ăn tươi hoặc làm thức ăn gia súc, đặc biệt chất lượng củ dong riềng DR1 rất thích hợp cho yêu cầu chế biến công nghiệp.

Trong thời gian qua một số địa bàn đã áp dụng thành công các biện pháp kỹ thuật trên đối với giống dong riềng DR1, đó là Bình Liêu (Quảng Ninh); Lộc Ninh (Bình Phước); Khoái Châu (Hưng Yên); Thanh Thủy (Phú Thọ).

Trồng dong riềng nên sử dụng loại phân bón NPK-S Lâm Thao theo quy trình trên để năng suất và hàm lượng tinh bột cao. Chúc bà con được lợi nhuận cao trong vụ trồng dong riềng sắp tới.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Đề xuất không xử phạt hành chính thuốc thú y chưa kịp công bố hợp quy

Bộ NN-PTNT đề xuất Chính phủ không xử phạt thuốc thú y đã được cấp chứng nhận lưu hành nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy từ ngày 14/2/2024 đến ngày 31/5/2025.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất