| Hotline: 0983.970.780

Bón phân trên vùng đất khai hoang Đồng Tháp Mười

Thứ Năm 06/11/2014 , 08:01 (GMT+7)

Để thuận lợi khi bón, thay cho dạng bột trước đây, hiện đã có loại lân Văn Điển vê viên...

Vùng Đồng Tháp Mười có diện tích tự nhiên khoảng 696.496 ha, gồm một phần của 3 tỉnh Long An, Đồng Tháp và Tiền Giang. Được chia thành 5 nhóm chính, trong đó đất phèn có diện tích lớn nhất (39,2%), kế đến là đất phù sa (37,71%) và đất xám (16,10%).

Đất ở đây rất chua, dưới ngưỡng pHKCL < 4, cả ba nhóm đất trên đều nghèo lân, lân tổng số thường dưới 0,1% và lân dễ tiêu từ hơi nghèo đến rất nghèo. Do đó, lân là yếu tố hạn chế chủ yếu đến năng suất cây trồng trên các loại đất ở Đồng Tháp Mười.

“VUA PHÂN” TRÊN ĐẤT CHUA PHÈN

Trước đây, bà con Đồng Tháp Mười thường có tập quán bón DAP, ít dùng phân lân nội (super phosphate hoặc phân lân nung chảy).

Nông dân cũng chưa nắm bắt kỹ thuật bón lân cho lúa, lượng phân lân sử dụng rất biến động thay đổi từ 17 - 280 kg P2O5/ha ở vụ đông xuân (trung bình 71,8 kg, tương đương 640,8 kg lân quy chuẩn/ha) và từ 8 - 147kg P2O5/ha ở vụ hè thu (trung bình 63,7 kg - 382.2 kg/ha).

Tại đây nông dân thường gặp rất nhiều khó khăn, rủi ro và thậm chí gặp thất bại trong quá trình khai hoang trồng lúa trên đất phèn nặng do chưa có hiểu biết, thiếu phương tiện và kỹ thuật cần thiết.

Nguyên nhân chủ yếu là trong khoảng pH phổ biến của đất chua phèn, lượng lân bị cố định gắn vào keo đất trở nên khó tiêu tăng theo với lượng lân bón vào đất. Như vậy trên loại đất này, hiện tượng cố định hóa học lân là rất nghiêm trọng, cường độ hấp thụ lân tỷ lệ thuận với Fe3+ và Al3+ và tỷ lệ nghịch với giá trị pH của đất.

Nhưng khi bón phân lân nung chảy vào đất, hiện tượng này không xảy ra, do lân sẽ tan từ từ trong axit do rễ cây tiết ra nên không xảy ra hiện tượng cố định lân.

Mặt khác, phân lân nung chảy là loại phân kiềm tính sẽ làm tăng độ pH của đất nên không bị cố định lân mà còn làm giảm hiện tượng cố định lân của các dạng phân lân hòa tan khác.

Về các dạng phân lân bón cho lúa trên đất phèn nặng mới khai hoang cho thấy hiệu lực của lân Văn Điển cao hơn hẳn super lân hay DAP khi bón đơn độc các loại phân này. Hiệu quả cao của việc bón lân Văn Điển có thể được giải thích bằng thành phần của loại phân này.

Ngoài chất lân (P2O5) chiếm từ 14,5 - 15%, trong thành phần lân Văn Điển còn có CaO (25 - 28%), MgO (17 - 20%), SiO2 (24%) và một số nguyên tố vi lượng (trong lân super, ngoài chứa 15% lân và 11% CaO dễ tiêu, không chứa các thành phần trung vi lượng như vậy).

VAI TRÒ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG VỚI CÂY LÚA

Kết quả thí nghiệm bón đạm cho lúa trên đất phèn nặng mới khai hoang cho thấy năng suất lúa tăng theo lượng đạm bón, lượng đạm bón 100 kg N/ha (217 kg/ha) là thích hợp. Tăng lượng đạm lên cao nữa năng suất lúa tăng chậm hoặc giảm và hiệu quả kinh tế thấp.

Lân là yếu tố chính hạn chế năng suất lúa trên đất phèn nặng. Bón lân cho lúa phải nhằm hai mục tiêu: Một là cung cấp dinh dưỡng lân cho cây lúa và hai hạ phèn trong đất. Các kết quả thí nghiệm, thực nghiệm cho thấy năng suất lúa tăng theo lượng lân bón. Bón lân với mức từ 100 - 120 kg P2O5 (600 - 720 kg lân/ha) trở lên mới đảm bảo năng suất lúa.

Tuy nhiên, theo năm canh tác lượng lân bón thích hợp có thể giảm dần do trong đất có dư lại lượng lân dễ tiêu mà cây chưa tiêu thụ hết, vì vậy bà con có kinh nghiệm, những năm đầu mới khai hoang, lượng lân bón cần rất cao, những năm sau lượng lân có thể giảm.

Kali thường không ảnh hưởng nhiều đến việc tăng năng suất lúa trong những năm đầu. Phân kali chỉ thể hiện hiệu quả khi bón dư đạm hoặc bị sâu bệnh tấn công.

Các thí nghiệm, thực nghiệm và quan sát trên đồng ruộng về hiệu lực phân lân nung chảy Văn Điển đối với lúa trên đất phèn Đồng Tháp Mười cho thấy ở vụ ĐX, bón lân Văn Điển cho bội thu 61,2% so với đối chứng không bón, hiệu suất đạt 38,7 kg thóc/1 kg P2O5 vụ hè thu nếu không bón lân sẽ không cho thu hoạch, hiệu suất đạt 70 kg thóc/1 kg P2O5.

Canxi tạo thành canxi pectat - một thành phần quan trọng trong vách tế bào, giữ cho thành tế bào được vững chắc. Canxi còn duy trì cân bằng anion - cation trong tế bào, nên còn được xem là yếu tố chống độc cho cây. Thiếu Ca2+ chức năng sinh lý của rễ sẽ không bình thường, cây không đồng hóa được nitrat (NO3), trao đổi chất trong cây bị rối loạn.

Để thuận lợi khi bón, thay cho dạng bột trước đây, hiện đã có loại lân Văn Điển vê viên, khử bỏ các gai nhọn giúp bà con không bị khó xử khi bị dằm tinh thể đâm vào da tay. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy bón phối hợp giữa lân Văn Điển (dùng bón lót) và DAP (dùng bón thúc) và kali làm cho năng suất lúa đạt cao nhất.

Lượng canxi rất giàu trong lân Văn Điển (≥ 28%), 1 kg phân lân nung chảy tương đương 0,5 - 0,7 kg canxi cacbonat, do vậy bón phân lân nung chảy không cần dùng vôi để khử chua như khi dùng các loại phân lân khác. Canxi cũng có tác dụng gián tiếp đến hiện tượng cố định lân thông qua việc tăng giá trị pH của đất.

Magie rất giàu trong lân Văn Điển (≥ 17%) cùng với canxi góp phần làm tăng độ bão hòa kiềm của đất, cải thiện khả năng trao đổi cantion của đất.

Magie kích thích hoạt động của nhiều loại men, là thành phần của diệp lục, liên quan đến việc đồng hóa CO2 và tổng hợp protein. Magie cũng điều chỉnh pH và cân bằng cation - anion nội bào, có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành hoạt động của các enzym tham gia trao đổi nitơ và trao đổi chất, có tác dụng thuận lợi cho sự ra hoa, tạo hạt lúa chắc mẩy.

Trong lân Văn Điển chứa tới ≥ 24% SiO2 hòa tan. Silic có tác dụng làm cho cây trồng hút cân đối các chất dinh dưỡng, cải thiện quá trình trao đổi chất, làm tăng tỷ lệ sử dụng đạm; silic có tác dụng điều tiết hút lân.

Ở đất có nhiều Fe, Al di động như đất chua phèn, silic có tác dụng hấp thụ Fe, Al do đó nâng cao khả năng sử dụng lân; silic cũng nâng cao lượng hút các nguyên tố vi lượng Mn, Zn, Cu, B…

Bón silic giúp cho cây lúa cứng cáp, giữ được bộ lá xanh đậm lâu, hấp thu tốt ánh sáng, giảm tỷ lệ lúa đổ tới 65% so với đối chứng; silic có tác dụng tăng sức đề kháng cho cây trồng, tăng khả năng kháng bệnh, như bệnh tàn lụi khô héo, bệnh thối rễ và bệnh đốm mép lá.

Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Đồng Tháp Mười từ năm 1980 - 1990 và các nhà khoa học đã có nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu lực của phân lân nung chảy Văn Điển trên đất mới khai hoang Đồng Tháp Mười và cho thấy kết quả lân nung chảy Văn Điển là dinh dưỡng thiết yếu cho lúa trên đất chua phèn.

Ngoài ra, silic còn có tác dụng cải thiện chất lượng nông sản, với cây lúa làm tăng tỷ lệ gạo nguyên tới 4,9%.

KHUYẾN CÁO

Đất phèn nặng: Những năm mới khai hoang, cần bón từ 102 - 140 kg P2O5/ha (600 - 840 kg/ha), nhưng từ năm thứ 5 trở đi, chỉ cần bón 80 - 100 kg P2O5/ha (480 - 600 kg TP) là đủ.

Tỷ lệ phối hợp giữa lân Văn Điển và DAP nên là 60% P2O5 bằng lân Văn Điển và 40% P2O5 bằng DAP (tăng lân Văn Điển, giảm DAP). Nhưng từ năm thứ 3 trở đi, lượng lân Văn Điển có thể giảm đi và thay vào đó tăng DAP.

Tỷ lệ trên có thể giảm đi còn 25 - 50% P2O5 lân Văn Điển và 50 -75% P2O5 dưới dạng DAP.

Đất xám: Liều lượng lân cần bón cho lúa ngắn ngày 40 - 60 kg P2O5/ha (240 - 360 kg/ha). Bón lót 100% hoặc bón lót 50% và thúc đẻ 50% là tốt nhất.

Đất phèn trung bình: Liều lượng lân bón thích hợp là 60 kg P2O5/ha (360 kg/ha), cách bón như đối với đất xám.

Trên nền nguyên liệu chính là lân nung chảy, Cty CP Phân lân Văn Điển đã nghiên cứu, SX các loại phân bón chuyên dụng cho cây và cho đất, lượng bón và cách bón phân chuyên dụng NPK đa yếu tố Văn Điển chuyên cho lúa Đồng Tháp Mười như sau:

Loại đất

Bón lót

(trước bừa lần cuối sạ giống)

VỤ ĐÔNG XUÂN:                                                                               đơn vị tính : kg/ha

Đất phèn

 200-220kg NPK 16.16.8

VỤ HÈ THU:

Đất phèn

 220-240kg NPK 16.16.8

 

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm