| Hotline: 0983.970.780

Bón phân Văn Điển cho bưởi Diễn

Thứ Tư 10/06/2015 , 21:00 (GMT+7)

Bưởi Diễn có nguồn gốc ở phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, là một trong những cây ăn quả nổi của miền Bắc nói chung và khu vực ĐBSH nói riêng.

Đất thích hợp trồng bưởi Diễn ở nơi có tầng canh tác dày ít nhất từ 0,6 - 1m trở lên, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, đất thông thoáng thoát nước, độ pH từ 5,5 - 6.

Bưởi Diễn sinh trưởng tốt, tán cây hình cầu, quả hơi dẹt, khi chín màu vàng. Trọng lượng quả trung bình 800 - 1.200 gram/quả, thịt quả chắc, có vị ngọt thanh.

Năng suất trung bình cây 5 - 10 năm tuổi có từ 50 - 100 quả, cây từ 10 - 20 năm tuổi có từ 200 - 250 quả, giá bán bình quân từ 30.000 - 40.000 đ/quả, 1 cây bưởi Diễn 1 năm cho 3 - 5 triệu đồng, 1 ha thu 300 - 500 triệu đồng. Bưởi Diễn được coi là cây đặc sản vừa bổ dưỡng, an toàn, vừa là cây cảnh đẹp cho hiệu quả kinh tế cao.

Nơi trồng nhiều bưởi Diễn là Hà Nội, diện tích khoảng 7.000 ha tập trung ở các huyện Phúc Thọ, Hoài Đức, Đan Phượng, Chương Mỹ…

Do là cái nôi của bưởi Diễn nên nông dân Hà Nội có kỹ thuật thâm canh cao, trong đó có lựa chọn loại phân bón và cách bón phân thích hợp. Qua thử nghiệm nhiều loại phân bón từ những năm gần đây, đa số diện tích bưởi được bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển rất hiệu quả.

Huyện Phúc Thọ có gần 600 ha bưởi Diễn. Bà Nguyễn Thị Liên, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Phúc Thọ cho biết: “Những năm trước bón phân đơn đạm, lân, kali riêng rẽ cho bưởi Diễn nhiều đợt rất tốn công. Bón nhiều đạm urê làm cho đất ngày càng chua, lá xanh đen, cành, cây dễ bị gẫy, hoa không sai, tỷ lệ đậu quả thấp, quả chín không chắc, thịt quả nhão, ăn nhạt, không thơm ngon. Bón như vậy là thiếu các chất vi lượng cây dễ sinh bệnh, do vậy cơ quan chuyên môn khuyến cáo nông dân nên bón phân NPK Văn Điển để nâng cao năng suất, chất lượng”.

Điển hình nông dân trồng nhiều bưởi Diễn và có kinh nghiệm lâu năm của huyện Phúc Thọ là ông Nguyễn Văn Mỡ, thôn Kim Lũ, xã Thượng Cốc. Gia đình ông có 4 sào bưởi Diễn tuổi cây 17 - 18 năm, ông cũng có lời khen về phân bón Văn Điển như ý kiến của bà Liên: “Những năm trước khi chưa bón NPK Văn Điển, bón thừa phân chuồng, phân đạm, lá xanh đen, cành cây rậm rạp hay bị sâu đục thân gây hại, gió to cành cây dễ gẫy, ít quả nhưng quả to, vỏ dày, hay bị nhám đen, ăn nhạt.

Bón NPK Văn Điển cây cành khỏe, lá màu xanh sáng, hoa nhiều, tỷ lệ đậu quả cao, khi chín vỏ quả mỏng nhẵn, màu da đồng, nặng tay, tôm vàng óng mọng nước và tăng hương vị ngọt thanh, thời gian bảo quản được lâu hơn”.

Không chỉ riêng huyện Phúc Thọ, nhiều cán bộ kỹ thuật và nông dân trồng bưởi Diễn ở các huyện khác cũng nhắc nhiều tới vai trò của các chất vi lượng mà trong phân lân và NPK Văn Điển sẵn có. Điều đó cũng được khẳng định qua nghiên cứu của các nhà khoa học: Nếu thiếu các chất vi lượng sẽ ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của bưởi Diễn với các biểu hiện thiếu kẽm lá non nhỏ và có các vết bệnh dưới gân lá, triệu chứng giống bệnh Greening thường gặp ở đất quá chua hoặc kiềm.

Thiếu ma nhê lá già có những vệt vàng ở cả 2 mặt của gân lá chính bắt đầu từ ngọn lá, bị nặng lá sẽ bị rụng.

Thiếu man gan giống với triệu chứng thiếu kẽm chỉ khác là các vệt màu xanh nhạt chứ không phải màu vàng.

Thiếu sắt giống như triệu chứng thiếu kẽm, thiếu mangan nhưng chỉ ở những lá non.

Ngoài ra vi lượng như ma nhê, kẽm còn tăng sức đề kháng cho cây, vi lượng còn giúp giảm số hạt, tăng hương vị, làm đẹp mã quả.

Hai loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển bón cho bưởi là NPK 5.10.3 (dạng vê viên) và NPK 16.6.16. Hai loại phân trên ngoài đạm, lân, kali còn có các chất trung lượng và vi lượng với hàm lượng dinh dưỡng cao. Các chất dinh dưỡng có tỷ lệ cân đối, đáp ứng yêu cầu trong từng giai đoạn sinh trưởng của cây.

Bón đủ 2 loại phân trên chỉ phải bón thêm phân hữu cơ, ngoài ra không phải bón thêm một loại phân vô cơ nào khác. Phân NPK 5.10.3 Văn Điển có thành phần các chất dinh dưỡng với tỷ lệ N 5%, P2O5 10%, K2O 3%, MgO 8%, CaO 16%, SiO2 15% và các chất vi lượng Zn, B, Mn, Cu, Co… Phân NPK 16.6.16 có hàm lượng các chất dinh dưỡng với tỷ lệ: N 16%, P2O5 6%, K2O 16%, S 2%, MgO 5%, CaO 8%, SiO2 7% và các chất vi lượng Zn, Fe, B, Mn, Cu…

Số lượng phân bón đầu tư tùy theo tuổi cây và năng suất. Một năm có 3 lần bón: Lần 1 thúc cành xuân, đón hoa (tháng 2) bón 1 cây từ 1 - 2 kg phân NPK Văn Điển 16.6.16.

Lần 2 thúc cành hè, nuôi quả (tháng 4, 5) bón một cây 1 - 2 kg NPK Văn Điển 16.6.16.

Lần 3 bón sau thu hoạch (tháng 11, 12), bón 1 cây 1 - 2 kg NPK Văn Điển 5.10.3.

Cách bón: Lần 1, lần 2 xới đất theo tán cây, rắc phân, tưới nước cho phân ngấm vào đất; lần 3 đào rãnh xung quanh tán cây, sâu 20 - 30 cm, rộng 30 - 40 cm, rắc phân lấp đất, tưới đủ ẩm.

Tỉnh Hưng Yên có diện tích trồng bưởi Diễn trên 600 ha. Những nhà vườn trồng cây cảnh, cây ăn quả nơi đây có tay nghề cao cũng rất tâm đắc với phân Văn Điển.

Về phía Nam Hà Nội, huyện có nhiều bưởi Diễn là Chương Mỹ với diện tích trên 500 ha. Khác với huyện Phúc Thọ đất trồng bưởi của Chương Mỹ chủ yếu tập trung ở vùng đồi Xuân Mai. Nơi đây đất chua, nghèo dinh dưỡng nhất là thiếu các chất vi lượng nên bón phân Văn Điển cho bưởi Diễn càng có hiệu quả.

Ông Đặng Viết Xuân, Trưởng phòng Kinh tế huyện Chương Mỹ cho hay: “Đất vùng đồi nghèo mùn, kết cấu dời dạc do có nhiều sỏi đá lên khả năng hấp thụ và lưu giữ phân kém. Phân lân Văn Điển hoặc NPK Văn Điển có loại lân chậm tan, lân không hòa tan trong nước, cây cần đến đâu phân hòa tan đến đó nên hạn chế bị rửa trôi. Ngoài ra trong phân còn có tỷ lệ canxi (vôi) khá và đầy đủ các chất vi lượng nên càng phù hợp với đất trồng bưởi Diễn ở Chương Mỹ”.

Ông Nguyễn Đức Thụ, GĐ Trung tâm Khuyến nông Hưng Yên nói: “Phân Văn Điển giúp cho bưởi Diễn sinh trưởng, phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu với những điều kiện thời tiết bất thuận như gió bão, rét đậm, sương muối và sâu bệnh, do đó năng suất, chất lượng bưởi tăng rõ rệt.

Ngoài ra, phân lân Văn Điển là loại khoáng thiên nhiên rất thân thiện với môi trường còn góp phần cải tạo đất và phù hợp với quy trình SX rau quả sạch và an toàn theo chủ trương định hướng của tỉnh”.

Xem thêm
Biến phụ phẩm nông nghiệp thành nguồn thức ăn chăn nuôi chính

Thay đổi thói quen canh tác, nhiều nông dân ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã biến những phế phẩm nông nghiệp sau thu hoạch thành thức ăn chăn nuôi cho hiệu quả cao.

Tiêm vacxin bao vây ngăn bệnh viêm da nổi cục lây lan

Quảng Bình Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung chỉ đạo các địa phương tăng cường tiêm vacxin, ngăn chặn bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò lây lan.

Trồng hành tăm, giải pháp hoàn hảo cho vùng hạn

NGHỆ AN Thay vì quanh năm ứng phó với hạn hán, Nghệ An đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Hành tăm - loại cây ‘sợ nước' là một lựa chọn hoàn hảo.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm