| Hotline: 0983.970.780

Bón thúc cho lúa vùng Thanh Nghệ Tĩnh

Thứ Năm 06/07/2017 , 07:40 (GMT+7)

Cây lúa thường được chia làm 4 giai đoạn sinh trưởng phát triển: Cây con, đẻ nhánh, làm đòng và trỗ bông, chín. Có 2 giai đoạn cây cần nhiều dinh dưỡng nhất là đẻ nhánh và làm đòng.

NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA CÂY LÚA

Thông thường, vụ ĐX giai đoạn lúa đẻ nhánh kéo dài từ 30 - 40 ngày tùy theo giống, vụ HT thường từ 25 - 30 ngày. Giai đoạn làm đòng vụ ĐX từ 28 - 32 ngày, nhưng vụ HT ngắn hơn. Để có năng suất cao các nhà khoa học khuyến cáo tập trung bón phân cho cây lúa vào 2 giai đoạn này. Đặc biệt, giai đoạn lúa đẻ nhánh sẽ quyết định thắng lợi của vụ sản xuất.

13-01-21_chm-soc-lu
Bón thúc cho lúa bằng NPK Văn Điển đạt hiệu quả cao

Cây lúa ở thời kỳ này cần những loại chất dinh dưỡng nào? Cần đạm (N) để ra nhánh tăng số lá, tăng trưởng chiều cao cây, giúp cho cây tổng hợp các chất dinh dưỡng để tăng trưởng thân, tăng chất khô tạo giàn lúa đồng đều. Nếu cung cấp dư thừa đạm cây mềm yếu lá lợp che phủ nhau gây nên sự thiếu ánh sáng tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh gây hại phát triển lúa yếu dễ đổ non.

Sau đạm, cây lúa cần chất lân (P2O5). Lân giúp cho cây phát triển nhanh bộ rễ để hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng và nước làm cây khỏe, thân cứng, lá dày, tạo thuận lợi phân hóa mầm hoa và kết quả năng suất sau này.

Lúa có nhu cầu cần nhiều kali (K2O) ở thời kỳ làm đòng, kali giúp tổng hợp tốt chất đường bột, tăng khả năng vận chuyển dinh dưỡng sau khi lá quang hợp để chuyển về hạt, làm cho chắc hạt, mẩy, tăng khả năng hạn chế hút đạm của cây khi bón quá nhiều đạm.

Ngoài 3 chất NPK cây còn có nhu cầu về silic (SiO2). Lúa cần nhiều Silic gấp 4 lần đạm trong thời gian làm đòng và trỗ bông, để hình thành lớp lông, gai ở vỏ bẹ thân lá để bảo vệ đòng, chống sự xâm nhiễm của các đối tượng sâu hại như sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, đạo ôn, bạc lá, đốm vằn… Silic còn giúp cây chống đổ tốt, hạn chế bốc thoát nước tăng khả năng chống hạn, chống nóng, nhất là các vùng khí hậu khắc nghiệt thuộc các tỉnh Bắc Trung Bộ trong vụ HT.

Ngoài ra, cây lúa cũng rất cần magie (MgO) để tăng hoạt động quang hợp của bộ lá tích lũy nhiều dưỡng chất, để thuận lợi trong việc làm đòng và trỗ bông. Vôi (canxi) cũng là yếu tố dinh dưỡng rất cần để khử chua khử độc đất nâng cao độ pH tới ngưỡng thích hợp từ 5 - 6,5 cho cây lúa.
 

THANH NGHỆ TĨNH - VÙNG ĐẤT PHÙ SA CHUA

Đất đai trồng lúa ở vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh rất chua pH < 4,2 do phù sa của hệ thống sông có bản chất phù sa chua như sông Mã, sông Cả, sông Lam… bồi tụ. Vậy chất vôi sẽ giúp cho bộ rễ cây lúa phát triển, đặc biệt giai đoạn lúa đẻ nhánh. Ngoài ra, các chất vi lượng như kẽm, bo, đồng, magan cũng rất cần thiết giúp cho cây tổng hợp nhiều vitamin nâng cao chất lượng của hạt gạo.

09-08-20_lu-nghe-n
Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cung cấp đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng cho cây lúa vùng đất phù sa chua Thanh Nghệ Tĩnh

Tuy nhiên, thực tế canh tác lúa hiện nay ở nhiều địa phương sử dụng phân bón chưa cân đối, nhiều chủng loại phân bón chỉ có duy nhất 3 thành phần dinh dưỡng là NPK, hầu như thiếu các chất dinh dưỡng như vôi, magie, silic và các chất vi lượng dẫn đến cây yếu nhiễm nhiều sâu bệnh, dễ đổ non đặc biệt vụ HT, làm giảm năng suất chất lượng lúa gạo.

Mấy năm gần đây thông qua các mô hình trình diễn, các lớp chuyển giao kỹ thuật về sử dụng hiệu quả phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển, bà con nông dân ở các địa phương trên đã ứng dụng cho kết quả vượt trội.

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển khác với các loại phân bón thông thường ở chỗ: Bên cạnh thành phần dinh dưỡng chính NPK cân đối cho giai đoạn đẻ nhánh và giai đoạn lúa làm đòng với tỷ lệ N:P:K là (1:0,4:0,8) còn có các chất dinh dưỡng như silic chiếm 4 - 6%, canxi (vôi) 5 - 8%; magie 2 - 5% , lưu huỳnh 6 - 11% cùng 6 chất vi lượng: kẽm, bo, đồng, sắt, magan, cô ban.

Đó là các dòng sản phẩm phân bón thúc của Văn Điển đa yếu tố NPK 12.5.10, đa yếu tố NPK 12.8.12. Các loại này có tổng dinh dưỡng đạt đến 49 - 65%. Cách sử dụng: Bà con có thể dùng 1 trong 2 dòng sản phẩm nêu trên để bón thúc cho lúa đẻ nhánh hoặc bón thúc làm đòng.

Đối với vụ lúa HT, những chân ruộng đã bón lót NPK trước cấy hoặc trước gieo sạ chỉ nên bón thúc một đợt vào sau cấy 8 - 10 ngày sử dụng dòng sản phẩm đa yếu tố NPK 12.5.10 hoặc dòng sản phẩm đa yếu tố NPK 12.8.12 với lượng bón từ 400 - 450kg/ha (20 - 22,5kg/sào/500m2). Đối với những chân ruộng chưa được bón lót, bón với lượng như sau: 500 - 550kg/ha (25 - 27,5kg/sào) lượng phân trên được chia bón 2 đợt. Đợt 1: Bón sau cấy 8 - 10 ngày lượng bón từ 300 - 350kg/ha. Đợt 2: Bón hết lượng phân còn lại vào thời điểm lúa đang có đòng non.

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển hơn hẳn các loại phân bón khác ở chỗ cân đối, đầy đủ tất cả các loại chất dinh dưỡng từ đa lượng, trung lượng, vi lượng bởi vậy cây lúa khỏe đẻ nhánh gọn, giàn lúa đồng đều, cứng cây, dầy lá, ít sâu bệnh, trỗ bông đều. Tỷ lệ lép thấp, không đổ non khi gặp mưa gió lớn, năng suất cao chất lượng vượt trội, giảm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng.

 

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.