| Hotline: 0983.970.780

Bóng hồng nghìn trùng xa cách trong nhạc Phạm Duy

Chủ Nhật 17/06/2018 , 08:30 (GMT+7)

Nói đến chuyện yêu đương của nhạc sĩ Phạm Duy (1921-2013) thì không biết bắt đầu và kết thúc thế nào cho đầy đủ.

Tuy nhiên, có một mối tình rất mơ mộng kéo dài suốt 10 năm từ 1959 đến 1969, đã mang lại cho công chúng nhiều ca khúc hay, đặc biệt là tuyệt phẩm “Nghìn trùng xa cách”.

16-30-42_ns_phm_duy
Nhạc sĩ Phạm Duy

Trong hơn ngàn bài hát mà nhạc sĩ Phạm Duy từng công diễn, có một ca khúc có tên gọi “Tôi đang mơ giấc mộng dài”. Ngay khi ra mắt lần đầu tiên vào năm 1970, bản nhạc đã được ghi rõ ràng: “Nhạc: Phạm Duy - Thơ: Lệ Lan”. Đây là một điều lạ, bởi lẽ Phạm Duy vốn lãng đãng nên ít khi nhớ tên tác giả lời thơ mà mình phổ nhạc. Lệ Lan là ai mà được chiếu cố như vậy? Trên thi đàn, Lệ Lan hoàn toàn vô danh. Về khách quan, ca khúc “Tôi đang mơ giấc mộng dài” dựa theo bài thơ “Năn nỉ” của Lệ Lan in trên tạp chí Bách Khoa xuất bản năm 1969. Về thực tế, bài thơ này đã được chính tác giả trao tay cho Phạm Duy trước đó nhiều năm.

Vừa ra đời, ca khúc “Tôi đang mơ giấc mộng dài” đã được ca sĩ Thái Thanh đưa lên thành một hiện tượng trong đời sống âm nhạc. Bây giờ, sau gần nửa thế kỷ, ca khúc “Tôi đang mơ giấc mộng dài” vẫn được nhiều trái tim xao xuyến khi lắng nghe: “Tôi đang mơ giấc mộng dài. Đừng lay tôi nhé cuộc đời chung quanh. Tôi đang nhìn thấy màu xanh. Ở trên cây cỏ rất lành rất thơm. Tôi đang nhìn thấy màu hồng. Của tôi thay đổi luôn luôn theo trời. Hoàng hôn màu đỏ mây tươi. Bình minh nắng trắng ấm trôi vào lòng. Những vì sao tím rất trong. Mảnh trăng vàng rỡ chờ mong tôi nhìn. Tôi đang nhìn thấy trong tim. Tình yêu bay những con chim tuyệt vời. Đừng lay tôi nhé cuộc đời. Tôi còn trẻ lắm cho tôi mơ mòng”.

Lệ Lan là con gái của người phụ nữ mà nhạc sĩ Phạm Duy say đắm khi còn ở Hà Nội. Sau năm 1954, họ gặp lại nhau tại miền Nam, mỗi người đều có gia đình riêng. Chẳng ai ngờ, tình ý Phạm Duy gửi gắm vào người mẹ lại rơi trượt sang… cô con gái đang tuổi trăng tròn. Năm 1959, Lệ Lan bắt đầu viết thư và thơ gửi cho nhạc sĩ Phạm Duy. Và một kẻ đa tình như Phạm Duy thì không thể nào ngăn cản sự rung động trước một thiếu nữ xinh tươi. Trong hồi ký của mình, nhạc sĩ Phạm Duy Viết: “... cuối tuần lái xe đi đón người tình, rồi chúng tôi ngồi trong xe hơi hay trên một bãi cỏ hoang ở vùng ngoại ô, nói với nhau những chuyện cao xa, thơ mộng”.

Lệ Lan khi đó sống ở Lái Thiêu - Bình Dương, còn nhạc sĩ Phạm Duy sống ở trung tâm Sài Gòn. Khoảng cách khoảng 20 cây số thôi, nhưng trở thành một không gian hư thực cho mối tình bất chấp chênh lệch tuổi tác. Thời khắc họ đến với nhau, nhạc sĩ Phạm Duy viết thành ca khúc “Ngày đó chúng mình” rạo rực: “Ngày đó có em đi nhẹ vào đời. Và mang theo trăng sao đến với lời thơ nuối. Ngày đó có anh mơ lại mộng ngời. Và xe tơ kết tóc - giam em vào lòng thôi. Ngày đôi ta ca vui tiếng hát với đường dài. Ngâm khẽ tiếng thơ, khơi mạch sầu lơi. Ngày đôi môi, đôi môi đã quyết trói đời người. Ôi những cánh tay đan vòng tình ái. Ngày đó có ta mơ được trọn đời. Tình vươn vai lên khơi - tới chín trời mây khói. Ngày đó có say duyên vượt biển ngoài. Trùng dương ơi! Giữ kín cho lâu đài tình đôi…”.

Trong hồi ký của mình, nhạc sĩ Phạm Duy khẳng định Lệ Lan là mối tình mơ mộng đẹp đẽ nhất đời ông. Năm 1969, Lệ Lan đi lấy chồng, và viết cho nhạc sĩ Phạm Duy một lá thư từ biệt: "Mười năm, quá đủ cho một mối tình đẹp và một đời người ngắn ngủi... Từ đây đến ngày cưới có thể L. sẽ xin gặp chú một, hai lần nữa. Chẳng để làm gì cả. L. chắc chú cũng nghĩ như L. Chẳng có gì bi thảm. Chẳng có gì tiếc hận. Một mối tình đẹp kết thúc một cách êm ái. L. chỉ xin giữ lại một chút dư hương để truyền lại cho các con của L. sau này cho chúng nó cũng có một tâm hồn biết yêu thương đằm thắm".

16-30-42_le_ln_-_phm_duy
Một trong những bức ảnh hiếm hoi Phạm Duy chụp chung với Lệ Lan

Như một sự đáp tạ, nhạc sĩ Phạm Duy đã viết ca khúc “Nghìn trùng xa cách”, một bài hát đến nay đã thành tuyệt phẩm cho những đôi lứa yêu nhau: “Nghìn trùng xa cách người đã đi rồi. Còn gì đâu nữa mà giữ cho người... Trả hết về người chuyện cũ đẹp ngời. Chuyện đôi ta buồn ít hơn vui. Lời nói, lời cười. Chuyện ngắn chuyện dài. Trả hết cho người, cho người đi. Trả hết cho ai ngày tháng êm trôi. Đường em đi trời đất yên vui. Rừng vắng ban mai, đường phố trăng soi…”.

Nhạc sĩ Phạm Duy nói về Lệ Lan: "Tôi yêu người phụ nữ ấy lắm. Trong gia tài các nhạc phẩm của tôi, tôi dành tặng bà ấy 40 bài hát. Có 3 bài hát đánh đấu thời điểm tôi yêu, tôi xa và tôi quên bà ấy là "Ngày đó chúng mình", "Ngàn trùng xa cách" và "Chỉ chừng đó thôi".

Khác với “Ngày đó chúng mình” và “Nghìn trùng xa cách” do chính Phạm Duy viết lời, ca khúc “Chỉ chừng đó thôi” được Phạm Duy dựa theo thơ Nguyễn Tất Nhiên: “Tưởng chừng nghìn năm sau. Chẳng ai còn yêu nhau. Nào ngỡ đâu tình yêu. Giăng bẫy nhau còn nhiều. Nghe lòng còn khô ráo. Nghe chừng còn khát khao. Nên gục đầu rất lâu. Xưng tội cả kiếp sau…”

(Kiến thức gia đình số 24)

Xem thêm
Khuyến đọc ở Trường Cao đẳng Cơ giới và Thủy lợi

ĐỒNG NAI Ngày 20/4, Trường Cao đẳng Cơ giới và Thủy lợi tổ chức chương trình Hưởng ứng ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam cùng Dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' năm 2024.

Nhận định Wolves vs Arsenal: Pháo thủ trút giận?

Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ vòng 34 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 20h30 ngày 20/4/2024 trên sân vận động Molineaux. 

Tiền vệ Hoàng Đức tiếp tục gắn bó với câu lạc bộ Thể Công - Viettel

Tiền vệ Hoàng Đức quyết định chuyện tương lai sau nhiều tin đồn ra nước ngoài thi đấu, anh vẫn sẽ ở lại Việt Nam thi đấu cho CLB Thể Công - Viettel.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm