| Hotline: 0983.970.780

BTC lễ hội chùa Hương không ngăn quán ăn treo thịt

Thứ Tư 08/01/2014 , 09:13 (GMT+7)

Trưởng ban tổ chức lễ hội chùa Hương Nguyễn Văn Hậu cho rằng, treo thịt là cách bảo quản thực phẩm truyền thống, nên cho dù là phản cảm thì chính quyền rất khó xử lý các quán ăn.

Trưởng ban tổ chức lễ hội chùa Hương Nguyễn Văn Hậu cho rằng, treo thịt là cách bảo quản thực phẩm truyền thống, nên cho dù là phản cảm thì chính quyền rất khó xử lý các quán ăn.

Trao đổi với báo chí ngày 7/1, Phó chủ tịch huyện Mỹ Đức Nguyễn Văn Hậu - Trưởng BTC lễ hội chùa Hương cho biết, để chuẩn bị cho lễ hội năm nay, BTC đã quy hoạch 14 quán hàng ăn tại khu vực Thiên Trù, có thể đáp ứng 60.000 thực khách mỗi ngày. Với lượng khách lớn, các quán sẽ cần 3 tấn thực phẩm trở lên mỗi ngày nên phải bày hàng, treo thực phẩm để bảo quản.

"Nếu không cho treo, nghĩa là không bảo quản thực phẩm, thì không đáp ứng nhu cầu của du khách. Có người nói phản cảm vì ở gần chùa, song đây là cách bảo quản thực phẩm truyền thống, nếu nói phản cảm không cho dân treo thì chúng tôi rất khó chỉ đạo", ông Hậu nêu.

Lãnh đạo huyện Mỹ Đức cũng cho biết, năm 2013, huyện đã tuyên truyền bà con đóng tủ quầy to, lắp máy lạnh bảo quản thực phẩm, năm nay sẽ yêu cầu bố trí lại một vài cửa hàng và chấn chỉnh treo thực phẩm thế nào để không phản cảm.


Thịt động vật treo trước nhiều hàng quán ngay cạnh nhà chùa vào dịp lễ hội

Trưởng BTC lễ hội cũng khẳng định sẽ nghiêm cấm hàng quán có biển đề động vật hoang dã, song có thể đặt biển tên động vật nuôi như nhím nuôi, hươu nuôi, lợn rừng nuôi... Ông cũng lưu ý khách thập phương khi mua hàng nên có sự thỏa thuận trước để tránh bị "chặt chém".

Trả lời về việc chuyển nhượng quán ăn tại chùa Hương, ông Hậu cho biết, các gian hàng ở đây sẽ được các thôn tổ chức bốc thăm. Ban đầu có giá mấy chục triệu, song khi chuyển nhượng đến hộ kinh doanh cuối cùng có khi lên tới 200-300 triệu đồng. Tuy nhiên, chính quyền huyện không can thiệp việc chuyển nhượng này.

Lễ hội năm nay, giá vé đò sẽ giữ nguyên ở mức 35.000đồng/vé, vé thắng cảnh 50.000đồng/vé nhưng vé cáp treo sẽ tăng từ 120.000 đồng lên 140.000đồng.

Huyện Mỹ Đức đã huy động khoảng 4.300 đò chuẩn bị phục vụ khách trẩy hội. Nhưng cũng như mọi năm, các đò vẫn không có phao cứu hộ mà thay vào đó sẽ có 4 đò chuyên đi vớt rác có chở kèm theo phao cứu hộ. Những chỗ nước sâu sẽ được đóng cọc cảnh báo và treo phao.

Trưởng ban tổ chức lễ hội chùa Hương cũng cho biết, doanh thu từ tiền đò năm 2013 là 1,4 tỷ đồng, vé thắng cảnh là 70 tỷ, cộng với thuế cáp treo thì tổng cộng huyện Mỹ Đức thu được khoảng 80 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí cho công tác tổ chức lễ hội lên tới khoảng 14 tỷ đồng với 600 người phục vụ.

Tại cuộc họp báo, Thượng tọa Thích Minh Hiền, Trụ trì chùa Hương cho biết, ngoài chương trình khai hội diễn ra ngày 6 tháng Giêng, chùa Hương còn diễn ra một số chương trình như đêm thơ Nguyên Tiêu, triển lãm nhiếp ảnh tại Thiên Trù và lễ Khánh đạt Quan Thế Âm diễn ra ngày 19/2 âm lịch.

Thượng tọa Thích Minh Hiền khẳng định không còn tình trạng đốt mã tại chùa Hương nhiều năm qua, chỉ còn hiện tượng đốt tiền vàng và mang lễ mặn vào lễ phật. Thượng tọa cho biết, hiện tồn tại 300 điểm viết sớ song người dân nên vào chùa xin sớ viết hoặc thuê viết bằng tiếng Việt để dễ kiểm soát.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm