| Hotline: 0983.970.780

Bức tranh ảm đạm ở Lạng Sơn

Thứ Sáu 15/03/2013 , 08:03 (GMT+7)

Sau 2 năm triển khai Chương trình xây dựng NTM, kết quả đạt được tại Lạng Sơn hết sức khiêm tốn và bộc lộ nhiều hạn chế.

Sau 2 năm triển khai Chương trình xây dựng NTM, kết quả đạt được tại Lạng Sơn hết sức khiêm tốn và bộc lộ nhiều hạn chế.

Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh đã đánh giá như sau: “Hoạt động của Ban chỉ đạo cấp huyện, cấp xã chưa thực sự có hiệu quả, còn nhiều lúng túng. Một bộ phận nhân dân chưa nhận thức đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng xây dựng NTM. Một số thành viên Ban chỉ đạo các cấp chưa thực sự quan tâm, kiểm tra đốc thúc tại cơ sở”.

Đánh giá này còn nhấn mạnh: "Công tác khảo sát đánh giá hiện trạng ở nhiều xã chưa sát với thực tế. Công tác lập quy hoạch và đề án xây dựng NTM cấp xã còn chậm so với kế hoạch đề ra. Việc đầu tư hạ tầng, hỗ trợ phát triển SX ở một số xã sử dụng vốn chưa hiệu quả và không đúng với mục tiêu của chương trình. Các hình thức tổ chức SX phát triển chậm; chất lượng lao động nông thôn còn thấp so với yêu cầu".

Nhiều tỉnh miền núi khó khăn hơn Lạng Sơn nhưng họ đã phát huy được nội lực để đẩy mạnh các chương trình đầu tư cho NTM. Ở đó, HĐND tỉnh đưa ra các quyết sách mạnh nhằm huy động được nguồn lực hàng ngàn tỉ đồng để có vốn cho các hạng mục đầu tư. Các tỉnh như Tuyên Quang, Thanh Hóa, Hà Giang... đã tranh thủ vào thời điểm xi măng trong nước tồn đọng nhiều đã triển khai ngay chương trình hỗ trợ xi măng cho các xã tiến hành làm đường GTNT. Chính vì thế các địa phương đó đã dấy lên được một phong trào làm GTNT hết sức rầm rộ đát kết quả tốt.


Người dân xã Tân Văn (xã điểm xây dựng NTM) huyện Bình Gia khát khao có nhiều giống mới được đưa vào SX

Đối với tỉnh Lạng Sơn, cho đến thời điểm này, nguồn vốn mới huy động được là 449,8 tỉ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 65,2 tỉ đồng. Ngân sách tỉnh mãi đến năm 2012 mới bố trí được 69,1 tỉ đồng và các huyện, xã bố trí được 16,6 tỉ đồng. Số còn lại, phần lớn là các chương trình lồng ghép khác và vốn tín dụng, riêng nhân dân đóng góp được 22,3 tỉ đồng. Đã thế, việc giải ngân nguồn vốn cho chương trình ở các địa phương lại rất chậm. Nguyên nhân theo đánh giá của BCĐ tỉnh thì “cán bộ huyện chưa vào cuộc, cán bộ xã còn lúng túng trong quá trình triển khai thực hiện”.

Ông Lê Văn Khoa, Phó Chánh văn phòng Điều phối BCĐ xây dựng NTM tỉnh Lạng Sơn, cho biết: "Năm 2013 này, kế hoạch tỉnh sẽ phân bổ cho chương trình là 20 tỉ, Trung ương hỗ trợ 30 tỉ. Như vậy tổng kinh phí cho cả năm nay là 50 tỉ đồng. Vì thế, BCĐ quyết định ưu tiên cho 35 xã điểm trên địa bàn thực hiện các hạng mục đầu tư".

Điều khiến chúng tôi suy nghĩ nhất khi tìm hiểu về xây dựng NTM ở tỉnh Lạng Sơn, ngoài nguồn vốn được bố trí quá ít ỏi thì việc cân đối nguồn cho các hạng mục cũng chưa thực sự phù hợp dẫn đến hiệu quả chưa cao. Như nhiều lần lãnh đạo Đảng, Nhà nước phát biểu, xây dựng NTM phải coi nông dân là chủ thể thì mới phát huy được sức mạnh và xác định SX là hướng đầu tư hàng đầu để kéo theo các chương trình đầu tư sau đó.

Tuy nhiên, với Lạng Sơn việc dành nguồn vốn cho phát triển SX lại quá eo hẹp cả về quy mô và giá trị. Cụ thể, năm 2011, tỉnh chỉ bố trí được 1 tỉ đồng hỗ trợ 5 xã điểm đầu tư mô hình nuôi lợn nái, trồng hồng và khoai tây. Năm 2012, vốn dành cho đầu tư phát triển SX là 440 triệu đồng cho 11 xã điểm. Như vậy với 40 triệu đồng/xã thì liệu có thể tạo nên được SX lớn? Còn các công trình liên quan đến bê tông cốt thép, tỉnh dành nguồn vốn cho 46 công trình xây dựng là 23,7 tỉ đồng (hiện mới có 9 công trình hoàn thành).

Trong khi đó, tỉnh lại ưu ái dành tiền cho việc tuyên truyền, vận động hết 2.240 triệu đồng và đào tạo, tập huấn hết 3.090 triệu đồng để rồi trong báo cáo của tỉnh đánh giá rằng: “Nội dung đào tạo, tập huấn chưa thật sự cụ thể với từng địa phương. Việc tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện xây dựng NTM của các cấp, ngành, nhất là cấp xã còn nhiều hạn chế. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ còn nhiều bất cập. Chế độ thông tin báo cáo chưa được duy trì thường xuyên. Một số Ban chỉ đạo huyện không định kỳ gửi báo cáo hằng tháng; chất lượng báo cáo còn thấp”.

Tỉnh Lạng Sơn có 207 xã, sau 2 năm xây dựng NTM hiện còn 36 xã chưa phê duyệt xong quy hoạch và 85 xã chưa hoàn thành đề án xây dựng NTM. Chính vì thế đến thời điểm này, toàn tỉnh chỉ mới có 2 xã đạt trên 10 tiêu chí, 37 xã đạt trên 5 tiêu chí và số xã đạt dưới 5 tiêu chí về NTM là 168 xã. Trong đó đáng chú ý là huyện Bình Gia có 20 xã, thị trấn thì có 3 xã đạt 2 tiêu chí và 16 xã mới đạt 1 tiêu chí.

Bức tranh trên cho thấy, Chương trình xây dựng NTM ở tỉnh Lạng Sơn hết sức ảm đạm. Muốn chương trình này thực sự mạnh lên, huy động được sức dân đòi hỏi phải có sự vào cuộc một cách quyết liệt, sốt sắng hơn nữa của mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cơ quan tại tỉnh Lạng Sơn. Trong điều kiện ngân sách Trung ương hỗ trợ chưa được nhiều, điều quan trọng là địa phương cần dấy lên các phong trào thi đua và huy động được sức mạnh trong nhân dân mà muốn làm được điều đó trước hết rất cần sự tâm huyết và tính tiên phong của người lãnh đạo.

Chúng tôi rất kỳ vọng trong năm 2013 này, Lạng Sơn sẽ có chuyển biến để Chương trình xây dựng NTM ở đây thực sự khởi sắc với các phong trào thi đua, nhất là sự đóng góp của nhân dân và tính tiên phong của cán bộ, đảng viên. Trong đó theo chúng tôi, Lạng Sơn nên chọn một vài điểm nhấn để dành suất đầu tư, chẳng hạn như ưu tiên cho hỗ trợ SX để người dân có điều kiện tiếp cận với KHKT tăng năng suất, hiệu quả cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao đời sống cho nhân dân.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm