| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 25/07/2018 , 06:20 (GMT+7)

06:20 - 25/07/2018

Bức xúc BOT, cần sự đối thoại thẳng thắn với người cao nhất doanh nghiệp!

Sau lùm xùm việc đổi trạm thu phí thành trạm thu giá, rồi lại đổi trạm thu giá thành trạm thu phí, vừa tốn kém vừa làm trò cười cho xã hội. Mới đây, các trạm BOT vẫn tiếp tục bị phản đối, tạo thành các điểm nóng.

Sau trạm BOT Tân Đệ (Thái Bình) bị phản đối vì đặt trạm sai vị trí nhằm “trấn lột” người có phương tiện tham gia giao thông, mấy ngày qua, BOT Mỹ Lộc (Nam Định) tiếp tục phải nhiều lần xả trạm, do bị các lái xe phản đối, cũng vì lý do giá phí quá cao và đặt trạm sai vị trí.

Trạm thu phí BOT Mỹ Lộc đặt ở đầu Quốc lộ 21B (hướng Nam Định)

Cả BOT Tân Đệ lẫn BOT Mỹ Lộc đều do Công ty Cổ phần Tasco làm chủ đầu tư. Từ khi hai BOT này trở thành điểm nóng đến nay, đã có nhiều cuộc đối thoại giữa Tasco  với người dân, nhưng đều không thành. Lý do, là phía Tasco chỉ cử một người không đủ tư cách làm đại diện. Còn người đại diện cao nhất, có đủ thẩm quyền của Tasco là ông Phan Quang Dũng, chủ tịch HĐQT, thì không xuất hiện.

Và dư luận đã thực sự bị “sốc” khi biết ông Phan Quang Dũng là đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV, thuộc đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định.

ĐBQH là do dân bầu. Đại biểu có nhiệm vụ lắng nghe, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của dân, nhất là những việc khiến người dân bức xúc, để yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, và thay mặt người dân giám sát việc thực thi công vụ, thực thi pháp luật của các cơ quan công quyền. Muốn nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của dân, thì phải gần dân. Muốn thay mặt dân giám sát thì trước hết mình phải minh bạch, phải quang minh chính đại.

Trước sự bức xúc của người dân, thay vì trực tiếp gặp gỡ, đối thoại với dân một cách  thẳng thắn, thì ĐBQH lại lẩn tránh, đùn cho cấp dưới? Người dân phản đối hai BOT trên, chính là phản đối sự thiếu minh bạch của nó. Nói như ĐBQH Bùi Văn Xuyền, thì vừa là người đứng đầu doanh nghiệp, vừa đại diện cho người dân tỉnh nhà trên cương vị ĐBQH, ông Dũng không thể đẩy trách nhiệm cho cấp dưới trước một vấn đề mà người dân bức xúc. Nhất là sự bức xúc đó lại liên quan đến doanh nghiệp mình. Cần phải công khai, minh bạch cho dân rõ : Quy mô đoạn đường đầu tư. Đầu tư hết bao nhiêu? Trong đó bao nhiêu là vốn tự có? Bao nhiêu là vốn vay Ngân hàng? Lãi và gốc doanh nghiệp phải trả cho Ngân hàng hàng tháng là bao nhiêu? Vì sao giảm giá rồi lại tăng giá?

Người dân không ai phản đối BOT. Nhưng điều mà họ muốn là mọi thứ, từ vị trí đặt trạm đến mức phí phải hợp lý, tương ứng với dịch vụ mà họ được hưởng. Làm BOT nhưng phải tôn trọng quyền lựa chọn của người dân, và dứt khoát không được làm những BOT biến tướng, chỉ tráng nhựa qua loa trên những đoạn đường làm từ Ngân sách Nhà nước rồi đè người dân ra để thu tiền. Doanh nghiệp càng tù mù thì người dân càng bức xúc.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm