| Hotline: 0983.970.780

Bức xúc 'cát tặc', người dân vây kín trụ sở xã phản đối

Thứ Tư 11/04/2018 , 13:50 (GMT+7)

Cát tặc là vấn nạn nhức nhối tại huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa bấy lâu nay. Dù đã triển khai nhiều phương án để ngăn chặn nhưng tất cả chỉ như muối bỏ bể, nguồn tài nguyên bị đục khoét liên hồi kéo theo muôn vàn hệ lụy…

Nhiều năm qua, xã Thiệu Đô luôn được xem là điểm nóng về cát tặc. Việc khai thác diễn ra rầm rộ khiến cho hàng chục hecta đất sản xuất nông nghiệp, hoa màu của người dân bị cuốn phăng theo dòng nước. Bởi thế trong mỗi kỳ tiếp xúc cử tri, vấn đề này là đề tài được bàn tán sôi nổi nhất, có điều đâu rồi lại vào đó, sự việc không được xử lý triệt để khiến bà con càng bức xúc thêm.

09-07-43_2
Tình trạng cát tặc diễn ra liên hồi khiến người dân vô cùng bất an

Đỉnh điểm là mới đây nhất, vào sáng ngày 9/4 hàng trăm người dân đã kéo nhau lên trụ sở UBND xã Thiệu Đô yêu cầu chính quyền địa phương phải có biện pháp ngăn chặn triệt để nhằm bảo vệ tài sản, hoa màu cũng như mồ mả tổ tiên.

Trước tình hình trên, ngay buổi chiều cùng ngày đại diện UBND huyện Thiệu Hóa, chính quyền xã Thiệu Đô đã tổ chức đối thoại với người dân.

Như chiếc lò xo bị dồn nén bấy lâu, từ đầu giờ chiều bà con đã kéo đến chật kín hội trường. Sau khi nghe lãnh đạo huyện, xã phát biểu, nhận thấy những giải pháp đưa ra không khả thi, người dân lại phản đối kịch liệt hơn. Nhiều người cho rằng: “Nếu không xử lý dứt điểm, vẫn để tình trạng cát tặc hoành hành thì tốt nhất lãnh đạo nên từ chức”.

Ghi nhận tại khu vực bãi bồi của xã Thiệu Đô, rất nhiều diện tích canh tác của bà con đã bị cuốn trôi. Nhiều hộ lo ngay ngáy phải mua cả gạch đá đổ xuống để ngăn sạt lở nhưng không ăn thua. Qua ghi nhận thực tế, so với thời điểm trước Tết Nguyên đán 2018 hiện môt số điểm đã ăn sâu thêm đến dăm bảy mét, đất sạt theo kiểu hàm ếch rất nguy hiểm.

Khi được hỏi về thực trạng hiện nay, bà Hoàng Thị Bình, trú tại thôn 7 ngao ngán: “Vấn nạn này xảy ra nhiều năm rồi, không hiểu sao đơn vị chức năng không xử lý nổi. Với tình hình trên, chẳng mấy chốc đất sản xuất sẽ mất sạch, nếu huyện và xã không giải quyết chúng tôi sẽ kiện lên tỉnh”.

09-07-43_4
09-07-43_3
Người dân kéo đến chật kín cả nhà văn hóa thôn để phản ánh thực trạng trên

Nhiều hộ dân phản ánh, có hôm thấy tàu thuyền hút cát sát bờ, họ tìm cách xua đuổi thì ngay lập tức bị các đối tượng “xăm trổ, ngổ ngáo” uy hiếp, đe dọa. Tối 8/4, sau khi nhận được tin báo về việc có 4 tàu hút cát trái phép trên sông, tổ công tác 5 người gồm công an và cán bộ xã Thiệu Đô đã tiến hành truy bắt nhưng chỉ giữ được 2 tàu, còn 2 tàu chạy thoát. Cho rằng tổ công tác không kiên quyết nên sáng hôm sau, người dân kéo lên trụ sở UBND xã yêu cầu làm rõ.

Ngày 29/3/2013 UBND tỉnh Thanh hóa ban hành quyết định số 26/GP-UBND về việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản và cho thuê đất đối với Cty TNHH Sơn Đào tại mỏ cát số 03, xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa. Thời hạn khai thác là 5 năm kể từ ngày ký quyết định, đồng nghĩa với việc sau ngày 29/3/2018 trên địa bàn xã Thiệu Đô không có mỏ cát nào được cấp phép. Thế nhưng, vào đêm 8/4, các đối tượng vẫn liều lĩnh điều khiển phương tiện vào khu vực bãi bồi để hút cát bất chấp sự phản ứng quyết liệt từ phía người dân.

 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm