| Hotline: 0983.970.780

Bún An Thái hối hả vào tết

Thứ Năm 08/02/2018 , 14:50 (GMT+7)

Trong những ngày này, làng nghề làm bún ở An Thái, xã Nhơn Phúc (TX An Nhơn, Bình Định) “chạy đua” cật lực với thời gian để có hàng phục vụ Tết Nguyên đán Mậu Tuất.

Dạo quanh làng bún An Thái thuộc xã Nhơn Phúc, chúng tôi nhận thấy không khí lao động hối hả của những người làm nghề ở đây. Không khí tất bật, nhộn nhịp hiện rõ trên mọi tuyến đường với những vỉ phơi bún bày kín 2 bên lề đường.

10-21-37_4
Phơi bún

Năm nay, những lò làm bún bánh ở đây “treo lò” chịu cảnh thất nghiệp dài dài, vì mưa lũ xảy ra liên miên. Theo đó, lượng bún dự trữ tại những đại lý cũng đã cạn hàng. Trong khi đó, dịp tết là thời điểm nhu cầu về mặt hàng này càng tăng cao với những bữa tiệc tất niên, cúng chạp mả.

Cũng may, những ngày này đã dứt mưa, nắng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho những lò bún đỏ lửa. Tranh thủ “chạy đua” với thời gian và thời tiết, những lò làm bún ở An Thái thuê nhân công, làm việc cật lực để có hàng phục vụ dịp Tết sắp đến.

Ông Nguyễn Văn Lượng ở thôn An Thái cho biết: “Chưa năm nào như năm nay, mưa ròng rã suốt mấy tháng liền nên những lò làm bún ở đây đều “treo lò”, không thể sản xuất. Làm bún mà không có nắng thì “bó tay”, sản phẩm không thể khô. Ngày nào trời không mưa không nắng thì cũng có thể làm, nhưng chỉ sản xuất được 1 lượt vỉ rồi phơi gió cả ngày mới khô. Bún sản xuất trong điều kiện này cũng chẳng ngon lành gì vì sượng trân”.

Theo ông Lượng, bình thường mỗi ngày gia đình ông chỉ chế biến khoảng 150kg gạo là đủ bún cung ứng cho bạn hàng, thế nhưng vào những tháng tết thì số lượng tăng lên gấp đôi, có khi gấp 3.

“Cả năm, người làm bún chỉ trông vào 3 tháng cuối năm, nhưng năm nay mưa liên tục nên số lượng hàng bán ra thị trường giảm đáng kể. Những ngày này trời có nắng, người người làm nghề tranh thủ sản xuất để vừa có hàng bán, vừa kiếm tiền tiêu tết”, ông Lượng bộc bạch.

Theo những người làm nghề, nghề bún không quá khó, các công đoạn làm bún không quá cầu kỳ, nhưng mỗi cơ sở, mỗi hộ dân đều có bí quyết riêng. Song, muốn bún ngon thì quan trọng vẫn là chất lượng gạo dẻo, thơm. Bột gạo phải ngâm, xay nghiền thật kỹ, ngâm lọc đúng và đủ thời gian. Bún, bánh ở An Thái nổi tiếng không chỉ trong tỉnh mà còn xuất đi các tỉnh lân cận như Gia Lai, Kom Tum, thậm chí được xuất bán qua Lào, Campuchia.

Chủ cơ sở sản xuất bún gạo Trường Thọ, chị Tướng Thị Huyền Anh cho biết: “Dịp Tết, cơ sở chế biến trên 1 tấn gạo/ngày, cho ra 800kg bún khô. Sản phẩm làm ra bao nhiêu tiêu thụ hết bấy nhiêu. Cơ sở có 16 lao động, mỗilao động thu nhập 150 - 200 ngàn đồng/người/ngày”.

Theo UBND xã Nhơn Phúc, làng nghề bún - bánh An Thái có trên 60 cơ sở, hộ gia đình sản xuất. Sản phẩm tiêu thụ trên toàn quốc, trong đó tiêu thụ mạnh nhất là thị trường Tây Nguyên. Đặc biệt, sản phẩm bún Song Thằn hiện đã có mặt ở nhiều siêu thị trong nước.

Hiện giá bún Song Thằn tăng lên 200 ngàn đồng/kg nhưng các cơ sở không dám nhận đơn đặt hàng vì thời tiết nắng ít nên sợ không đảm bảo nguồn hàng cung ứng.

 

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm