| Hotline: 0983.970.780

Bùng phát bọ xít hại vải, nhãn ở Phủ Quỳ

Thứ Ba 26/03/2013 , 10:08 (GMT+7)

Cuối năm 2012, đầu năm 2013 khí hậu vùng Phủ Quỳ (Nghệ An) có nhiều biến động phức tạp.

Cuối năm 2012, đầu năm 2013 khí hậu vùng Phủ Quỳ (Nghệ An) có nhiều biến động phức tạp.

Tháng 10, 11, 12/2012 trời rét đậm, rét hại, khô hạn kéo dài; đến tháng 1, 2, 3/2013 khí hậu nóng và ẩm xen kẽ các đợt gió mùa có mưa phùn, độ ẩm cao nhiệt độ cao, biến động từ 18 - 32 độ C, độ ẩm 80 - 85%, do đó bọ xít trưởng thành đã xuất hiện phát dục đẻ trứng trên các chùm hoa vải, nhãn.

Có những chùm hoa hàng chục đôi đực và cái "dính" với nhau. Nếu thời tiết nóng và ẩm khô hạn kéo dài, bọ xít bùng phát thành dịch. Qua các đợt khảo sát vùng Phủ Quỳ ở huyện: Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳnh Lưu, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, thị xã Thái Hoà năm nay cây ăn quả nở hoa bạt ngàn. Các hộ trồng vải, nhãn cho biết: Nhiều năm cây nở hoa nhiều, nhưng khá vất vả phòng trừ bọ xít gây hại đến khi thu hoạch.


Bọ xít trưởng thành đang gây hại trên hoa nhãn

Ông Nguyễn Xuân Khương, xã Quỳnh Thắng, huyện Quỳnh Lưu, có 3 ha vải nở rộ hoa, thu hút ong đến hút mật. Ông nói: Tôi có 30 đàn ong đã quay mật 1 lần được 35 chai, nếu bọ xít bùng phát gây hại, hoa nở nhiều phục vụ cho mấy đàn ong là chính, còn quả chưa chắc đã có, sâu bệnh sẽ gây rụng.

Vấn đề bà con nông dân băn khoăn là bọ xít sẽ gây hại, muốn phòng trừ bọ xít gây hại trên vải, nhãn. Trước tiên bà con cần nắm chắc đặc tính sinh học, từ đó đề ra một số biện pháp phòng trừ. Bọ xít trưởng thành qua đông ở các bờ lô rậm rạp và mang tính bầy đàn và phát dục đẻ trứng. Năm nào vụ xuân nhiệt độ cao, độ ẩm cao, bọ xít trưởng thành phát dục sớm. Bọ xít trưởng thành thân dài 20 - 30 mm, hình bầu dục, màu nâu vàng, có phấn sáp màu trắng. Chúng có tập quán giả vờ chết và rơi xuống đất để lẩn tránh.

Bọ xít trưởng thành giao phối 1 - 2 ngày rồi đẻ trứng và đẻ trứng rộ nhất tháng 3, 4, 5, đến tháng 6 thì đẻ rải rác. Mỗi con trưởng thành đẻ một lần 14 quả, có con đẻ ít nhất là 7 lần, con đẻ nhiều nhất 11 lần. Đa số trứng được đẻ ở dưới mặt lá, đường kính trứng từ 1,5 - 3 mm. Trứng mới đẻ màu sáng trong, sau đó chuyển sang màu xám và vàng nâu rồi nở.

Bọ xít non lúc mới nở có màu đỏ tươi, sau chuyển sang màu xanh lam rồi dần dần biến thành màu nâu sẫm. Bọ xít non cuối tháng 3 đến tháng 4 rất nguy hiểm, nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời sẽ gây bùng phát thành dịch gây hại trên diện rộng. Thời kỳ gây hại bọ xít kéo dài tháng 3 đến tháng 8. Bà con cần triệt để áp dụng mấy biện pháp sau đây:

Kiên quyết triệt để tiêu diệt bọ xít trưởng thành qua đông trong các bờ lô rậm rạp từ tháng 11, 12 năm trước đến tháng 1 năm sau, khi nhiệt độ còn thấp. Diệt bằng cách rung cây để chúng rơi xuống đất đem gom đi đốt. Biện pháp này rất hiệu quả để hạn chế nguồn bọ xít qua đông. Tháng 2, 3 kiểm tra trên đồng ruộng ngắt các ổ trứng và bắt bọ xít trưởng thành khi chúng xuất hiện, tiến hành làm nhiều đợt lúc buổi sáng và chiều tối.

Khi cây vải, nhãn nở rộ hoa có bọ xít trên cây ta chỉ bắt, tuyệt đối không được phun thuốc trừ sâu. Khi cây đậu quả non khoảng tháng 4 thấy bọ xít non từ trứng đã nở rộ thì tiến hành phun thuốc hoá học để tiêu diệt. Phun thuốc lúc này rất có hiệu quả. Khi phun thuốc bọ xít non còn nhỏ từ tuổi 1 đến tuổi 3, lúc này chúng chưa có cánh, sức đề kháng rất yếu, không thể phát tán rộng hoặc bay khi phun thuốc, chúng ta có thể sử dụng một số loại thuốc sau: Supracid 25EC nồng độ 0,1% hoặc Samicdin 50EC nồng độ 0,1% hoặc Fastax 50EC nồng độ 0,1.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 2] Đưa yến sào thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Yến sào được kỳ vọng là sản phẩm xuất khẩu mang lại nguồn thu lớn cho Bình Phước, sau hạt điều, cao su và sầu riêng.

Kiểm tra đột xuất cơ sở giết mổ, chợ đầu mối, trường học

TP. HCM Công tác kiểm tra sẽ được TP. HCM triển khai đồng bộ tại các cơ sở kinh doanh, giết mổ, chế biến, nhà hàng khách sạn, bếp ăn tập thể, chợ đầu mối.

Giống lúa TBR97 chinh phục 'chảo lửa’ Krông Pa

GIA LAI Giống lúa TBR97 đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân và chính quyền địa phương khi lần đầu tiên xuất hiện ở ‘chảo lửa’ Krông Pa.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.