| Hotline: 0983.970.780

Bừng thức vùng cam

Thứ Hai 31/08/2015 , 08:36 (GMT+7)

Chúng tôi tìm gặp anh Hoàng Minh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Xuân Thành, đúng lúc ông đang cùng lãnh đạo Cty đi kiểm tra vườn quýt PQ1 tại xã Minh Hợp.

Dẫn chúng tôi vào xem vườn quýt non trĩu quả anh khẳng định, năm nay, quýt PQ1 của Cty chắc chắn sẽ bội thu. Khoảng vài ba tháng nữa, nếu có dịp trở lại thăm vườn cây, khách mới thấy được giá trị thực sự của nó.

Năm ngoái, vườn quýt này bình quân thu hoạch được 150 kg quả/gốc, cá biệt có gốc hái được trên 500 kg. Chỉ bán theo giá mua sỉ tại vườn cây mới thấy nguồn thu trên 1 ha quýt này là không hề nhỏ.

Trên đường dẫn chúng tôi đi xem vườn cam do Cty quản lý, anh phấn khởi cho biết cơ sở hạ tầng giao thông trong Cty đến nay đã cơ bản xong. Đường nhựa và đường bê tông đã vào đến tận từng lô cam, lô cao su của các hộ nông trường viên nhận khoán. Đây là điều mà cán bộ công nhân viên Cty mơ ước từ lâu.

Trò chuyện với chúng tôi, anh Hoàng Minh khẳng định: “Thời bao cấp vùng đất này đã từng vang bóng một thời nhờ sản phẩm chủ đạo là cam. Mỗi năm chỉ riêng Cty chúng tôi đã xuất sang Liên Xô (cũ) bình quân 1.000 tấn cam.

Khi ngồi vào ghế giám đốc, tôi quyết định quay về với loại cây truyền thống này. Và rất mừng là chúng tôi đã thành công. Cty hiện có 720 ha cam các loại, hầu hết đã được giao khoán cho công nhân viên, chỉ còn lại 7 ha do Cty trực tiếp quản lý".

Tính ra, bình quân mỗi hộ được nhận khoán ít nhất là 1,2 ha, hộ nhiều nhất 3 ha. Có thể nói 100% cán bộ công nhân viên của Cty nhận khoán đều khai thác hiệu quả vườn cam của mình.

Trong đó có 25 hộ đạt mức trên 1 tỷ đồng/ha. Cá biệt có hộ doanh thu được 1,6 tỷ đồng/ha/năm. Sau khi trừ hết tất cả các chi phí vẫn còn lãi ròng trên 1 tỷ đồng/ha/năm. Ở đây chuyện nhiều hộ nhận khoán sau một vụ cam mua được xe ô tô Camry không còn là chuyện hiếm...

Trưởng thành từ thực tiễn lao động sản xuất và công tác, khi trở thành giám đốc, trực tiếp quản lý một đơn vị có tới 750 lao động, anh Minh được đánh giá là người thấu hiểu và chia sẻ với người lao động. Điều đó đã giúp anh thành công đồng thời khiến cuộc sống của người lao động ở đây ngày một khấm khá hơn.

Anh kể: “Năm 2001, tôi mới được đề bạt lên làm Giám đốc Nông trường Xuân Thành. Khi đó, cơ sở vật chất của nông trường đang xuống cấp nặng cùng với khoản nợ rất lớn của người tiền nhiệm để lại. Trong đó nặng nhất là khoản nợ ngân hàng gần 2 tỷ đồng và 570 triệu tiền nợ BHXH...

Cái đầu tiên tôi phải lo chính là làm sao để xử lý được 2 khoản nợ này thì mới giúp thoát ra khỏi sự trì trệ nhằm đưa nông trường tiến lên.

Chúng tôi xác định việc đầu tiên là phải tập trung giải quyết quyền lợi cho người lao động. Ý chí của người đứng đầu nông trường được 100% cán bộ, công nhân viên chức ủng hộ, chúng tôi quyết định huy động các nguồn lực để giúp nông trường xử lý vấn đề nợ tiền BHXH.

Hồi đó, cán bộ viên chức đều cho nông trường vay bình quân mỗi người 300.000 đồng để nộp hết toàn bộ khoản nợ BHXH cho người lao động. Điều đó đã tạo ra tâm lý an tâm và hăng say lao động cho họ".

Dăm năm trở lại đây, mặc dù nền kinh tế toàn cầu suy thoái, hàng vạn doanh nghiệp trong nước lâm vào cảnh thua lỗ, thậm chí phải giải thể, nhưng Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Xuân Thành vẫn liên tục hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao, bảo toàn và phát triển nguồn vốn, nộp đầy đủ ngân sách nhà nước.

Sắp tới, để thực hiện việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Cty đang thực hiện phương án liên doanh với TCty CP Vật tư nông nghiệp Nghệ An để thành lập công ty TNHH hai thành viên nhằm huy động vốn của cả 2 phía cho việc thực hiện công tác bảo quản sau thu hoạch thông qua hệ thống kho lạnh.
Đồng thời sẽ triển khai mô hình trồng 50 ha cam công nghệ cao (cánh đồng lớn) để người lao động học hỏi và chủ động áp dụng mô hình vào vườn cam mà họ được giao khoán.

Đặc biệt doanh thu và lợi nhuận của Cty liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, kinh tế các hộ thành viên phát triển vững chắc, đời sống người lao động tiếp tục được cải thiện và nâng cao. Đó là thành tích rất đáng tự hào...

Chỉ tính trong giai đoạn 2010 -2015 doanh thu bình quân mỗi năm của Cty đạt từ 95 đến 100 tỷ đồng (doanh thu hạch toán từ 18 đến 20 tỷ/năm). Lợi nhuận bình quân 500 triệu đồng/năm, nộp ngân sách nhà nước từ 700 đến 800 triệu đồng/năm. Nộp các khoản BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động trung bình 8 tỷ đồng/năm. Hiệu quả sự dụng đất bình quân 75 triệu đồng/ha/năm.

Nhờ đó mức thu nhập bình quân của người lao động đạt 5 triệu đồng/người/tháng. Điều đáng nói là khá nhiều hộ có thu nhập “khủng” từ việc nhận khoán vườn cây kinh doanh với mức trên dưới 15 triệu đồng/người/tháng.

Năm 2015, toàn Cty đã có trên 95 hộ có thu nhập bình quân 300 triệu đồng/người/năm. Có 50 hộ có mức thu nhập từ 400 đến 700 triệu đồng, cá biệt có 25 hộ có mức thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm.

Đó là lý do giải thích vì sao, Cty 3 lần được công nhận danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc (2010, 2012 và 2013); được trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba.

Bản thân Giám đốc Hoàng Minh được UBND tỉnh, Bộ NN-PTNT và Thủ tướng Chính phủ tặng 5 Bằng khen; năm 2011, anh cũng vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba...

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm