| Hotline: 0983.970.780

Giấc mơ du hành không gian

Bước ngoặt

Thứ Tư 03/06/2020 , 06:10 (GMT+7)

Thành công mang tính bước ngoặt đến với SpaceX sau hàng loạt thất bại. Cánh cửa tới kỷ nguyên du hành không gian thương mại chính thức mở ra.

Tên lửa Falcon 9 của SpaceX rời khỏi bệ phóng. Ảnh: AFP.

Tên lửa Falcon 9 của SpaceX rời khỏi bệ phóng. Ảnh: AFP.

Chuyến bay thứ tư

Đêm trước vụ phóng, Dunn khó ngủ, cảm giác bồn chồn như trước kì thi. Đối với đội ngũ nhân viên SpaceX, chuyến bay đưa ra một thử nghiệm nhị phân: thất bại - đi tìm một công việc khác ít phấn khích hơn; và thành công - tiếp tục chinh phục thế giới.

Một nhóm nhân viên đã thực hiện các bước ban đầu, chẳng hạn như nạp khí heli. Nhưng Dunn, Koenigsmann và những người khác có mặt trong trung tâm điều khiển năm hoặc sáu giờ trước để giám sát.

Quá trình đếm ngược diễn ra suôn sẻ. 11 giờ 15 phút giờ địa phương, chỉ 15 phút trước khi bắt đầu phóng, Koenigsmann, kỹ sư trưởng, và Tim Buzza, Giám đốc điều hành phóng tên lửa, đã dọn sạch Falcon 1 chuẩn bị cho chuyến bay.

Sau đó, tên lửa được phóng lên. “Khi tên lửa rời bệ phóng, không thể làm được bất cứ điều gì nữa. Chỉ có thể xem nó. Dù chúng tôi đang ngồi trên bàn điều khiển, nhưng nó không ảnh hưởng đến kết quả”, ông Koenigsmann cho biết.

Giai đoạn đầu tiên đốt cháy diễn ra đẹp mắt, và không có vấn đề gì với giai đoạn bắt đầu tách rời. Sau khi động cơ Kestrel sáng lên, nó cũng đã thực hiện đúng theo lịch trình. Tên lửa tách ra. “Đây là điều tuyệt vời nhất trên thế giới vào thời điểm đó”, kỹ sư trưởng Koenigsmann kể lại.

Một vụ đốt cháy khác được lên kế hoạch trong 45 phút sau đó, rất cần thiết nhằm định vị các vệ tinh cho việc gia nhập quỹ đạo cuối cùng của chúng. Một trạm theo dõi trên Đảo Ascension ở Đại Tây Dương đã thu được tín hiệu Falcon 1, và lần đốt thứ hai cũng diễn ra suôn sẻ.

“Thật tuyệt vời khi thấy một cái gì đó quay trở lại sau khi bạn phóng 1 giờ và 30 phút trước đó”, ông Koenigsmann chia sẻ.

Kỷ nguyên mới

Thành công ban đầu này giúp SpaceX ký hợp đồng trị giá hàng tỷ USD từ NASA để chuyển hàng hóa lên trạm ISS và kết thúc một thập kỷ trong đó SpaceX chuyển từ một tên lửa với một động cơ duy nhất, sang một tên lửa với chín động cơ, rồi đến một tên lửa với 27 động cơ. Công ty cũng đã phát triển hai tàu vũ trụ, Dragon 1 và 2, và hạ cánh hàng chục lần trong giai đoạn đầu tiên.

Ngoài Liên Xô (giai đoạn 1957-1967) và NASA (giai đoạn 1961-1971), rất khó tìm thấy một quốc gia hay công ty nào có một thập kỷ năng động trong không gian hơn so với SpaceX.

Thành công được tìm kiếm lâu dài này đã giúp tạo niềm tin cho tham vọng chinh phục Sao Hỏa. Định cư con người trên hành tinh khác vẫn còn một mục tiêu táo bạo, nhưng dường như không còn là bất khả thi.

Thành công phóng Falcon 1 cũng mở ra kỷ nguyên mới.

Năm 2006, SpaceX nhận được 278 triệu USD từ chương trình Dịch vụ cung cấp vận chuyển thương mại (COTS) của NASA. Việc bổ sung thêm một vài cột mốc thành công cuối cùng đã tăng tổng giá trị hợp đồng lên tới 396 triệu USD.

Để lên vũ trụ với tải trọng hàng hóa nặng, tàu vũ trụ Dragon sẽ cần tên lửa sở hữu nhiều năng lượng hơn những gì Falcon 1 có thể cung cấp.

Vì vậy, SpaceX phát triển tên lửa thế hệ tiếp theo, gọi là Falcon 9. Falcon 9 chở được nhiều hàng hóa hơn: 28.991 lbs. (13.150 kg) cho quỹ đạo Trái đất tầm thấp, so với công suất 1.480 lbs (670 kg) của Falcon 1. Ngoài ra, công ty còn lên kế hoạch để tên lửa tự hạ cánh, và do đó có thể tái sử dụng, tiết kiệm chi phí.

Chuyến bay đầu tiên của Falcon 9 diễn ra vào ngày 4/6/2010, với trọng tải mô phỏng tàu Dragon. Tên lửa đã phóng thành công, mặc dù nỗ lực hạ cánh không thành công vì dù không hoạt động. Ngày 8/12/2010, SpaceX tiếp tục làm theo cách này. Một lần nữa, vụ phóng thành công, đáp ứng yêu cầu COTS của NASA, nhưng việc hạ cánh tên lửa thất bại.

Các cột mốc tiếp theo và quan trọng nhất là giao hàng cho trạm ISS. Tàu Dragon đã chuyển lô hàng đầu tiên của mình lên đó vào tháng 5/2012.

SpaceX hoàn thành chuyến bay thương mại thông thường đầu tiên tới trạm vũ trụ vào tháng 10/2012.

Chuyến bay Demo-2 hôm 31/5/2020 (giờ Hà Nội) đánh dấu lần đầu tiên các phi hành gia lên trạm ISS từ đất Mỹ sau gần một thập kỷ và SpaceX trở thành công ty tư nhân đầu tiên chở hành khách bằng phương tiện tự chế tạo.

Lần gần nhất các phi hành gia bay vào quỹ đạo từ đất Mỹ là trong chuyến bay cuối cùng của tàu vũ trụ con thoi vào ngày 8/7/2011.

Từ sau đó, tên lửa Soyuz của Nga là phương tiện duy nhất thực hiện những chuyến bay có người lái lên ISS, và mỗi ghế trên tàu Soyuz tiêu tốn của NASA khoảng 85 triệu USD.

Kỷ nguyên mới trong đó các công ty tư nhân định kỳ đưa người lên quỹ đạo thấp của Trái Đất chính thức bắt đầu.

Falcon 9 là một tên lửa quỹ đạo hai tầng được SpaceX dùng trong hơn 80 nhiệm vụ. Tỉ lệ thành công lên tới hơn 97%.

Điều thực sự khiến Falcon 9 “vô đối” là khả năng đưa trọng tải lên quỹ đạo, sau đó quay trở lại Trái đất. Sau một vài lần thử nghiệm không thành công, một tên lửa Falcon 9 cuối cùng đã hạ cánh an toàn vào ngày 22/12/2015. Vài tháng sau đó, một chiếc Falcon 9 khác thành công đáp lên bãi đáp nổi trên Đại Tây Dương. Ngày 11/5/2018, SpaceX đã phóng tên lửa Falcon 9 phiên bản Block 5 đầu tiên, đây là "phiên bản cuối cùng" được thiết kế để tái sử dụng tới 100 lần.

Thành công trong tái sử dụng Falcon 9 là một bước nhảy vọt khổng lồ trong du hành vũ trụ. SpaceX phát minh ra các thành phần và phần cứng tên lửa hoàn toàn mới - mở rộng không chỉ các khả năng kỹ thuật mà còn bổ sung vào vốn từ vựng về không gian.

SpaceX còn “con cưng” là tên lửa đẩy siêu nặng Falcon Heavy, bao gồm một lõi tên lửa Falcon 9 được gia cố gắn với hai tầng một của Falcon 9. Falcon Heavy có thể nâng 63.800 kg lên quỹ đạo Trái đất thấp và 16.800 kg lên Sao Hỏa chỉ với 90 triệu USD.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.