| Hotline: 0983.970.780

Bước phát triển vững bền trên quê hương Phú Lương

Thứ Hai 04/02/2019 , 09:05 (GMT+7)

Năm năm về trước, huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) vẫn còn đang loay hoay định hướng cho mình một hướng đi hiệu quả để phát triển kinh tế xã hội.

Thời điểm ấy, Phú Lương gần như được mặc định với những miền quê còn nghèo nàn, lạc hậu. Từng bước một, hệ thống chính trị và đồng bào các dân tộc huyện cửa ngõ phía Bắc của Thái Nguyên cần mẫn thay đổi đã làm cho nhiều người ngỡ ngàng trước diện mạo mới tại các bản làng nơi đây.
 

Thay đổi tư duy

Sau gần một nhiệm kỳ lao tâm khổ tứ với định dạng nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn song kết quả lại không như mong muốn, lãnh đạo huyện Phú Lương quết định chọn cho mình hướng đi mới bằng việc nâng tầm, thúc đẩy những tiềm năng vốn trước đây chưa được khai phá hết. Nhiệm vụ chính trị mới là đẩy mạnh sản xuất nông lâm nghiệp dựa trên những nền tảng, thế mạnh gồm cây chè, cây lâm nghiệp, phát triển chăn nuôi trang trại, tận dụng nguồn đầu tư nâng cấp hạ tầng nông thôn và xây dựng NTM.

08-44-14_2
Tính riêng ở các làng nghề chè của huyện hiện đang giải quyết việc làm cho gần 6000 lao động

Nói riêng về cây mũi nhọn, một vị lãnh đạo UBND huyện Phú Lương cho biết, hiện nay, trong hơn 4.300ha chè toàn huyện thì đã có tới khoảng gần 40% tổng diện tích là chè cành. Nhân với thu nhập 200 triệu đồng/ha thì tổng giá trị sản lượng chè của Phú Lương đạt gần 900 tỷ đồng. Nếu tác động của chính quyền, của cơ quan quản lý Nhà Nước vào quá trình sản xuất làm tăng thêm 10% thôi thì tổng giá trị sẽ tăng thêm 90 tỷ đồng.

Phú Lương hiện có số làng nghề chè nhiều nhất Thái Nguyên với tổng số 35làng. Trong khi là huyện có diện tích, sản lượng chè đứng thứ 2 toàn tỉnh nhưng chè Phú Lương lại chưa có chỗ đứng. Có một thưc tế là nhiều sản phẩm chè chất lượng của Phú Lương vẫn được thương lái thu mua với giá cao ngang bằng với các sản phẩm chè nổi tiếng. Dù sao, trên bình diện tổng quan thì không thể phủ nhận được việc người làm chè Phú Lương chưa biết cách nâng cao phẩm cấp của sản phẩm chè quê mình.

Từ nhận thức đó, những năm vừa qua, UBND huyện đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó, chú trọng việc đưa vào trồng nhiều giống chè mới có năng suất, chất lượng cao; áp dụng quy trình sản xuất chè an toàn; hỗ trợ đầu tư máy móc vào trồng, sản xuất, chế biến và bảo quản chè. Nhờ đó, sản phẩm chè của địa phương ngày càng được nâng cao về năng suất, chất lượng, góp phần giải quyết việc làm lao động địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn. Hiện nay, năng suất chè của huyện đã đạt 110 tạ/ha, tăng 25 tạ/ha so với năm 2013; sản lượng chè búp tươi đạt 44.400 tấn, tăng 6400 tấn so với năm 2013.

Tính riêng ở các làng nghề chè của huyện hiện đang giải quyết việc làm cho gần 6000 lao động với mức thu nhập bình quân đạt gần 4 triệu đồng/người/tháng.
 

Thay đổi cách làm

Đã có rất nhiêu mô hình kinh tế được xây dựng dựa trên sự hỗ trợ của các ban ngành đoàn thể. Tuy nhiên, khi dự án hết, nguồn hỗ trợ không còn thì mô hình cũng khăn áo ra đi. Hệ thống chính trị huyện Phú Lương xác định những chính sách thúc đẩy phát triển KTXH như đầu kéo dẫn hướng, như đầu đẩy tạo đà mà làm chuyển đổi hành vi cho người dân. Chứ không thể mãi làm hỗ trợ được.

Quay lại chuyện cây chè, Phú Lương đã tổ chức thành công Lễ hội vinh danh các làng nghề chè. Mục đích tối thượng của Lễ hội là nâng cao nhận thức của người làm chè, các làng nghề chè trong việc trồng, chế biến các sản phẩm từ chè đảm bảo đúng quy trình, vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều đó mang lại không khí tưng bừng của lễ hội trên những nương chè cả trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội. Nhiều lớp tập huấn sản xuất chè VietGap, chè hữu cơ liên tục được tổ chức tại các làng nghề. Người dân các làng nghề cũng ra sức thực hiện việc chỉnh trang, xây dựng nương chè đẹp, hợp vệ sinh. Nhiều hoạt động về xây dựng cơ sở vật chất cũng được triển khai ở từng làng nghề, từng nương chè, đồi chè...Hàng loạt hoạt động đã, đang và sẽ diễn ra trên nương chè, trong mỗi hộ làm chè trong cả một năm. Ngày lễ hội không phải là việc tổ chức những hoạt động rùm beng tốn kém, biến người làm chè thành khách thể của sự kiện đến để chứng kiến những màn pháo hoa, múa hát linh đình. Mà ở đó, những sản phẩm chè chất lượng, những người, những làng nghề chè giỏi nghề sẽ được vinh danh để tạo ra nhận thức mới, tạo sự học hỏi, phấn đấu và thi đua.

08-44-14_3
Bước phát triển bền vững đã và đang mang lại một diện mạo mới, đặc trưng trên quê hương Phú Lương

Trong thời gian vừa qua, huyện Phú Lương cũng tạo nên bước đột phá về cải cách thủ tục hành chính. Mọi đề xuất, nguyện vọng của người dân đã được chính quyền trực tiếp trao đổi, tháo gỡ. Trước đây, từng là điểm nóng về khiếu nại tố cáo. Việc giải quyết tốt thắc mắc, nguyện vọng và đảm bảo an sinh xã hội đã làm cho người dân tìm được tiếng nói chung, đồng thuận cao với hệ thống chính trị. Có những người từng theo kiện kéo dài hiện nay đang là nhân tố tiêu biểu trong phát triển kinh tế xã hội ở cơ sở. Nhiều ông “vua rừng”, hàng loạt trang trại của thế hệ 8x, 9x, hàng chục HTX, làng nghề chè...với mức thu nhập cao đã và đang đóng góp rất lớn cho địa phương.
 

Khởi sắc

Thay cho một buổi họp báo cuối năm, lãnh đạo huyện Phú Lương tiếp đón đoàn chúng tôi trong một không gian thơ mộng và ấm cúng. Dưới chân cầu Cạn thuộc địa bàn xã Yên Lạc, nơi mà chỉ vài năm trước còn rối ren chính trị, ngổn ngang công trường đã bừng lên sức sống nên thơ của thung lũng hoa tình yêu. Ông Phạm Bình Công (Chủ tịch UBND huyện Phú Lương) khoát tay chỉ về phía con đường Quốc lộ 3 mới mới, dẫn chuyện, đường Quốc lộ 3 mới với 40 km đã mang về âm thanh, ánh sáng mới cho địa phương. Phía sườn Tây của đường là vựa chè của huyện với hơn 30 làng nghề, trong đó có 2 làng được công nhận làng nghề cấp Quốc gia. Sản phầm chè của Phú Lương bây giờ đã tự tỏa sáng và sánh vai với các vùng chè nổi tiếng của Thái Nguyên. Bên sườn Tây đường Quốc lộ được coi là vùng lưu giữ, bảo tồn không gian văn hóa với các bảo vật được công nhận như múa Tắc Xình, Lễ hội cầu mùa...Hình ảnh đó ví von cho bức tranh KTXH Phú Lương, phát triển bền vững và bảo tồn không gian văn hóa truyền thống.

08-44-14_1
Sản phầm chè của Phú Lương bây giờ đã tự tỏa sáng và sánh vai với các vùng chè nổi tiếng của Thái Nguyên

Ông Phạm Bình Công khoe, năm 2018, các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội cơ bản đạt và vượt so với kế hoạch đề ra, trong đó có nhiều chỉ tiêu vượt như: sản lượng lương thực cây có hạt tăng 4,8% so với kế hoạch; trồng rừng đạt 839,84ha = 279,9% (KH giao 300ha); giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 391,2 tỷ đồng bằng 100,3% so với kế hoạch giao; tỷ lệ giảm nghèo 3,3% vượt 0,8% (kế hoạch 2,5%); tạo việc làm mới tăng 18%; thu ngân sách ước đạt 83,116 tỷ đồng, bằng 118,1% so với kế hoạch … Tình hình sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp tiếp tục được duy trì, phát triển; tập trung chỉ đạo quyết liệt xây dựng nông thôn mới. Năm 2018 có thêm 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã lên thành 9/13 xã của toàn huyện đạt chuẩn. Nhờ đó, các lĩnh vực văn hóa xã hội được quan tâm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả; các chính sách an sinh xã hội được triển khai kịp thời và đem lại hiệu quả thiết thực. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được tăng cường; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng lên.

Bà Nguyễn Thị Mai (Bí thư huyện ủy huyện Phú Lương) cho biết, tiếp đà phát triển, năm 2019 và những năm tiếp theo, tập thể Ban Thường vụ Huyện ủy luôn đoàn kết, thống nhất trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ. Đẩy mạnh sự nỗ lực cố gắng của tập thể lãnh đạo Ủy ban nhân dân và sự chỉ đạo sát sao, giám sát tích cực của Hội đồng nhân dân huyện. Cấp uỷ, chính quyền cơ sở luôn phát huy tinh thần đoàn kết; triển khai, thực hiện nghiêm túc, chất lượng các mục tiêu, nhiệm vụ công tác; giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ; luôn có sự chủ động trong công tác điều hành, triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Các phòng, ban, ngành, đoàn thể có nhiều cố gắng trong công tác tham mưu thực hiện nhiệm vụ. Các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước được triển khai thực hiện đồng bộ, được các tầng lớp nhân dân tham gia, ủng hộ.

Công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, đoàn viên và Nhân dân không ngừng đẩy mạnh; dân chủ ở cơ sở được phát huy; khối đại đoàn kết được củng cố và tăng cường, đã tạo sự đồng thuận, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm