| Hotline: 0983.970.780

Bước tiến cải cách hành chính

Thứ Ba 09/12/2014 , 09:25 (GMT+7)

Trong công tác cải cách hành chính (CCHC) của Bộ NN-PTNT năm 2014, cải cách thể chế được đánh giá mang tính đột phá, đặc biệt là việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL).

NNVN có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Kim Anh (ảnh), Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ NN-PTNT) về vấn đề này.

14-17-44_kimnh

Năm 2014 Bộ trưởng Bộ NN-PTNT cho tiến hành rà soát toàn bộ hệ thống văn bản QPPL và giao Vụ Pháp chế là đầu mối theo dõi, vậy bà có thể cho biết tiến độ?

Cải cách thể chế là nhiệm vụ quan trọng trong công tác CCHC của Bộ NN-PTNT trong năm 2014 nên trước hết chúng tôi tập trung vào công tác hoàn thiện, xây dựng các văn bản QPPL. Thứ hai, tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC).

Cuối cùng là một số hoạt động khác liên quan đến công tác pháp chế. Trong năm 2014, sẽ có Dự án Luật Thú y phải trình Quốc hội, 9 Nghị định, 9 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phải trình và xây dựng ban hành theo thẩm quyền 65 thông tư.

Chúng tôi cũng triển khai Đề án 554 về tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn.

2014 là năm chúng tôi chọn tuyên truyền phổ biến các văn bản QPPL về xử lý vi phạm hành chính, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định hướng dẫn thi hành luật và 5 nghị định xử phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực NN-PTNT. Nhưng do nguồn lực có hạn chế, chúng tôi chỉ tập trung tuyên truyền ở khoảng 15 địa phương, mỗi địa phương được tổ chức 2 lớp ở huyện và một lớp ở tỉnh, với số lượng 50 - 60 người/lớp. Năm nay, chúng tôi phối hợp chặt chẽ với các cục, tổng cục thuộc Bộ để tuyên truyền nên kết quả đạt được rất khả quan.

Về tiến độ xây dựng các văn bản QPPL đã được Bộ, đặc biệt là Bộ trưởng chỉ đạo rất sát sao. Thậm chí, Bộ trưởng còn ban hành chỉ thị đôn đốc chấn chỉnh việc xây dựng bằng văn bản để đảm bảo chất lượng, tiến độ. Vừa qua, Luật Thú y đã được Quốc hội cho ý kiến, dự định tháng 5/2015 sẽ được Quốc hội xem xét thông qua.

Đối với Luật Thủy lợi và Luật Thủy sản sửa đổi, các đơn vị được giao chủ trì soạn thảo cũng đang gấp rút để chuẩn bị hồ sơ để đề nghị đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2015 và 2016.

Hiện, đã trình Chính phủ ban hành 8 Nghị định, Thủ tướng Chính phủ ban hành 7 Quyết định. Như vậy, số văn bản ban hành năm 2014 tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái (năm 2013 là 6 Nghị định và 3 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ); Ban hành theo thẩm quyền 44 Thông tư, giảm 4,3% so với cùng kỳ (năm 2013 là 46 văn bản).

"Dự thảo các Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã được các đơn vị ưu tiên xây dựng theo nhiệm vụ được giao. Trong trường hợp không đảm bảo tiến độ sẽ đề nghị Văn phòng Chính phủ xem xét, đưa ra khỏi chương trình. Nhìn chung, năm nay tiến độ đăng ký với Chính phủ đạt ở mức khá cao.
Riêng đối với các dự thảo Thông tư của Bộ, do khối lượng văn bản khá nhiều bởi Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực nên trong kế hoạch, khoảng 65 Thông tư phải gấp rút thực hiện, đến thời điểm này đã ban hành được 44 Thông tư”, bà Nguyễn Thị Kim Anh.

Năm nay, Bộ tập trung theo dõi việc thực hiện đối với các văn bản về quản lý theo chuỗi sản phẩm rau, củ, quả, chè an toàn. Chúng tôi đã tham mưu trình Bộ đề cương báo cáo gửi tới 63 tỉnh, thành; cử đoàn khảo sát đi một số địa phương để đánh giá việc tổ chức, nguồn lực để thực hiện văn bản, rồi những khó khăn vướng mắc từ phía địa phương. Khi quay trở về chúng tôi sẽ tổng hợp, báo cáo Bộ để xem xét tính khả thi của văn bản, từ đó tiếp tục hoàn thiện, đảm bảo thực thi có hiệu quả, hiệu lực. Đây cũng là một trong những việc cũng cần phải nhân rộng…

Vừa qua, xếp hạng chỉ số CCHC của Chính phủ, Bộ NN-PTNT bị tụt 4 bậc so với năm 2012, vậy theo bà nguyên nhân do đâu và trong năm tới các đơn vị cần phải rút ra những kinh nghiệm gì?

Thực ra, việc đánh giá chỉ số CCHC của Chính phủ cũng là công việc thường xuyên, qua đó giúp cho các Bộ nhìn nhận lại công việc của mình và chấn chỉnh việc chưa làm tốt. Vừa qua, chúng ta mất điểm không phải bởi làm không tốt mà do một số công việc chưa được triển khai đồng bộ.

Chẳng hạn như chưa công bố kịp thời các văn bản TTHC được ban hành kèm theo văn bản QPPL. Từ đó, Bộ và đặc biệt là lãnh đạo Bộ ngay sau đó tại cuộc họp sơ kết công tác CCHC đã chỉ rõ những đơn vị nào, những hoạt động nào chưa làm tốt để chấn chỉnh.

Tôi nghĩ rằng việc xếp hạng CCHC như vừa rồi cũng là khách quan, qua đó sẽ giúp cho công tác CCHC của Bộ NN-PTNT nói riêng và cũng như của Chính phủ ngày một tốt hơn.

Thực ra, ban hành văn bản thôi chưa đủ mà còn là việc đơn vị chủ trì phải theo suốt văn bản đó, từ việc công bố TTHC đối với văn bản có chứa TTHC, đảm bảo các quy định của văn bản được thực hiện đầy đủ, tiếp đến là tổ chức thực hiện văn bản đó tại địa phương, theo dõi tình hình thi hành pháp luật của văn bản đó tại địa phương.

Từ thực tế công tác CCHC trong năm vừa qua của Bộ NN-PTNT, nhiều ý kiến cho rằng nên đưa việc công bố TTHC đi kèm các văn bản QPPL mà các đơn vị trình lên Bộ ký để tránh trường hợp bị quên hoặc kéo dài dẫn tới "mất điểm oan" như vừa qua.

Ở đây chúng tôi đang nghiên cứu đưa vào nội dung dự thảo sửa đổi thông tư 50/2013/TT-BNNPTNT ngày 19/11/2013 của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT quy định trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản QPPL của Bộ NN-PTNT, tránh tình trạng chậm trễ công bố văn bản QPPL vì một lý do nào đó (phải công bố trước 20 ngày kể từ ngày văn bản có hiệu lực). Đây là sáng kiến cần xem xét cân nhắc để quy định nội dung này trong văn bản pháp luật cụ thể.

Xin cảm ơn bà!

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

10 năm lực lượng kiểm ngư cùng ngư dân bám biển

Trong 10 năm qua, lực lượng kiểm ngư ngày đêm bám biển, điều động hơn 1.500 lượt tàu tuần tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên các vùng biển Việt Nam.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Thêm 4 điểm du lịch tiêu biểu ở ĐBSCL

Cần Thơ Hiệp hội Du lịch ĐBSCL vừa công nhận 4 điểm du lịch tiêu biểu của vùng, các đơn vị tiếp tục đầu tư, nâng chất, làm mới những sản phẩm du lịch hiện có.

Bình luận mới nhất