| Hotline: 0983.970.780

Bước tiến xây dựng nông thôn mới ở Sơn La

Thứ Tư 13/12/2017 , 07:50 (GMT+7)

Về các xã, bản vùng sâu, vùng xa chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay nhanh chóng của bộ mặt nông thôn miền núi. Bức tranh miền núi Sơn La ngày càng khởi sắc...

12-18-08_x_chieng_son_don_ntm
Ông Lò Minh Hùng trao Bằng công nhận xã NTM cho xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu

Bắt tay vào xây dựng nông thôn mới (NTM) với nhiều khó khăn, thách thức song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự đồng thuận của đồng bào các dân tộc, Sơn La đã đạt được nhiều bước tiến quan trọng trên cả 3 lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
 

Phát huy tối đa vai trò người dân

Sơn La là tỉnh miền núi với hơn 80% số xã nông thôn. Đời sống nhân dân trong tỉnh chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu, tỷ lệ hộ nghèo cao, giao thông đi lại khó khăn... là những rào cản lớn trong thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM trên địa bàn.

Để chương trình xây dựng NTM đạt kết quả cao, ngay từ khi bắt tay vào thực hiện, tỉnh Sơn La đã xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, lâu dài của Đảng bộ và chính quyền tỉnh. Vì là công việc mới, đầy bỡ ngỡ và khó khăn lại liên quan đến sự phát triển chung của địa phương, nên tỉnh Sơn La đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc.

Ông Hà Quyết Nghị, Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết: "Trên cơ sở xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ trong tâm, tỉnh đã dốc sức thực hiện chương trình. Cùng với chỉ đạo xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể sát điều kiện thực tế từng huyện, từng xã, từng thôn, bản, chúng tôi đã đề ra những giải pháp đồng bộ trong xây dựng NTM, đặc biệt coi trọng phát triển sản xuất nông lâm thủy sản, nâng cao giá trị sản xuất và thu nhập cho đồng bào".

Một trong những giải pháp được tỉnh Sơn La đặt lên hàng đầu, đó là công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của chương trình xây dựng NTM. Từ các xã đặc biệt khó khăn đến những vùng thuận lợi, đi đến đâu chúng tôi cũng bắt gặp những panô, khẩu hiệu về xây dựng NTM: “Nhân dân huyện Sốp Cộp đoàn kết xây dựng NTM”, “Phù Yên chung sức xây dựng NTM”...

12-18-08_bi_thu_tinh_uy_son_l_hong_vn_cht_thm_mo_hinh_cu_htx_ngoc_ln_x_ht_lot_-_huyen_mi_son
Bí thư Tỉnh ủy Sơn La Hoàng Văn Chất thăm mô hình của HTX Ngọc Lan ở xã Hát Lót, huyện Mai Sơn

Đặc biệt vai trò chủ thể của người dân đã được phát huy tối đa. Tất cả các nội dung liên quan đến NTM như làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà văn hóa, sân thể thao, phát triển cây chè... đều được đưa vào họp dân để người dân tham gia đóng góp ý kiến, với phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân được hưởng lợi. Qua đó đã tạo sự đồng thuận trong nhân dân các dân tộc địa phương.

“Những năm qua, tỉnh Sơn La đã tranh thủ tối đa các nguồn lực của Trung ương, cùng với việc huy động cao độ các nguồn lực xã hội để đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM. Chúng tôi xác định đầu tư có trọng tâm, trọng điểm chứ không dàn trải, theo hướng ưu tiên các công trình thiết yếu gắn với đời sống, sản xuất của nhân dân...”, ông Nghị nhấn mạnh.

Về các xã, bản vùng sâu, vùng xa chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay nhanh chóng của bộ mặt nông thôn miền núi. Bức tranh miền núi Sơn La ngày càng khởi sắc với những con đường nội bản được bê tông hóa bằng phẳng, thuận lợi cho việc đi lại, thông thương hàng hóa. Trường học, trạm y tế, nhà văn hóa được xây mới, tu sửa khang trang, sạch đẹp...

Sự đồng thuận của nhân dân các dân tộc Sơn La trong xây dựng NTM được thể hiện rõ nét qua các phong trào chung sức xây dựng NTM. Hàng nghìn hộ dân đã tự nguyện hiến hàng triệu m2 đất để làm đường giao thông, nhà văn hóa, sân thể thao.... Nhân dân các dân tộc trong tỉnh cũng tích cực tham gia góp công, góp của xây dựng đường làng ngõ xóm...
 

Chú trọng khâu sản xuất, tăng thu nhập

Với đặc thù của tỉnh miền núi, đời sống người dân còn khó khăn, thiếu thốn, để người dân có điều kiện đóng góp xây dựng NTM, tỉnh Sơn La chú trọng tới việc đầu tư, hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất. Trên cơ sở xác định tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, tỉnh đã có nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ phù hợp, đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân.

Cụ thể Sơn La đã hỗ trợ nhân dân chuyển đổi diện tích trồng ngô, sắn, lúa nương trên đất dốc sang trồng cây ăn quả; hỗ trợ xây dựng thương hiệu và sản xuất rau, quả an toàn, phát triển các hợp tác xã, liên hiệp HTX... Tới nay, toàn tỉnh có trên 40.000ha cây ăn quả, 311 hợp tác xã nông nghiệp, 47 chuỗi sản xuất nông nghiệp an toàn.

Chỉ tính riêng năm 2017, tỉnh Sơn La đã có thêm 3 sản phẩm nông sản gồm cà phê Sơn La, nhãn Sông Mã, cam Phù Yên được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, nâng tổng số sản phẩm được chứng nhận nhãn hiệu lên 9 sản phẩm. Trong năm 2017 xuất khẩu thêm được các quả xoài, nhãn, chanh leo, rau xà lách cuộn, mật ong rung, mủ cao su sang thị trường Úc, Pháp, Mỹ, Hàn Quốc, Thụy Sỹ và Trung Quốc.

12-18-08_nt1
Cam Phù Yên vừa được chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
12-18-08_nt2
Chăn nuôi giúp tăng thu nhập nông hộ

Tỉnh đã tổ chức Hội nghị biểu dương 782 hộ gia đình có thu nhập cao trong trồng trọt từ 300 triệu đồng/ha đất sản xuất trở lên, nuôi cá lồng thu 2 tỷ đồng/ha mặt nước trở lên; 54 hợp tác xã và 15 doanh nghiệp có thu nhập trong trồng trọt từ 200 triệu đồng/ha đất sản xuất, nuôi cá lồng 1 tỷ đồng/ha mặt nước trở lên để nhân ra diện rộng...

Nhờ những chính sách hỗ trợ sản xuất hợp lý, kịp thời đã khuyến khích nhân dân các dân tộc trong tỉnh tích cực đầu tư thâm canh nâng cao năng suất, hiệu quả các loại cây trồng. Người dân dân hăng hái sản xuất hàng hóa, từ bỏ thói quen tự cung, tự cấp, nhờ vậy, đời sống, thu nhập của đồng bào các dân tộc trong tỉnh Sơn La không ngừng nâng lên, bà con tích cực đóng góp công sức, tiền của, hiến đất... xây dựng NTM...

Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân các dân tộc cũng ngày một nâng cao. Nhiều trạm y tế xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Cơ sở vật chất trường lớp học trong toàn tỉnh không ngừng được củng cố góp phần tăng cường chất lượng dạy và học ở các cấp học, bậc học... Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, các tệ nạn ngày một giảm, người dân đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, sản xuất, thắt chặt tình làng, nghĩa xóm, chung sức xây dựng NTM, sớm đưa Sơn La - trung tâm của Tây Bắc vươn lên...

Năm 2016, toàn tỉnh Sơn La có 7 xã đạt chuẩn NTM. Theo kế hoạch, năm 2017, tỉnh Sơn La phấn đấu thêm 8 xã đạt chuẩn NTM. Tới thời điểm này, các xã cơ bản đã hoàn thành 19/19 tiêu chí, đang hoàn tất các thủ tục để công nhận đạt chuẩn vào cuối năm nay.

Năm 2017, kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La tiếp tục đạt được những kết quả tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt 9,59%, trong đó lĩnh vực nông lâm nghiệp tăng 4,11%; công nghiệp, xây dựng tăng 18,02%; dịch vụ, du lịch tăng 6,47%. Thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 4.370 tỷ đồng, bằng 117,63% dự toán Bộ Tài chính giao, tăng 9% so với năm 2016.

 

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm