| Hotline: 0983.970.780

Bưởi đường Quế Dương

Thứ Hai 04/04/2011 , 09:38 (GMT+7)

Bưởi cùi mỏng, khi chín vỏ có màu vàng đất đẹp, rất thơm; múi dày, tép nhiều nước, màu đỏ hồng, độ ngọt vừa phải (11-12% độ Brix).

Với mục tiêu điều tra, nghiên cứu, phát hiện các giống cây ăn quả quý trên các vùng đất phù sa ven sông Đáy thuộc huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội phục vụ công tác bảo tồn quĩ gen và nhân giống phục vụ sản xuất, mới đây các nhà khoa học Trung tâm Tài nguyên di truyền thực vật (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) đã phát hiện giống bưởi đường ruột đỏ Quế Dương.

PGS.TS Nguyễn Thị Huệ (Trung tâm Tài nguyên di truyền thực vật) cho biết: Giống bưởi đường Quế Dương chủ yếu được tìm thấy trong một quần thể vài trăm cây được trồng rải rác trong các hộ gia đình tại thôn Quế Dương và một số thôn khác của xã Cát Quế. Bưởi đường Quế Dương sinh trưởng khỏe, hệ thống thân, cành phát triển mạnh, tán rộng, lá nhiều, xanh quanh năm che đỡ nên quả ít bị sém nắng. Cây vừa được trồng để lấy quả và làm cây che bóng mát trong sân vườn.

Quả hình tròn, hơi dẹt, khối lượng bình quân 1,2-1,5kg, có nhiều quả to tới 5kg/quả, cùi mỏng, khi chín vỏ có màu vàng đất đẹp, rất thơm; múi dày, tép nhiều nước, màu đỏ hồng, độ ngọt vừa phải (11-12% độ Brix) nên rất hấp dẫn người tiêu dùng. Bưởi Quế Dương sai quả, những cây trồng bằng cành chiết ở năm thứ 6, thứ 7 đã cho thu hoạch từ 1,5-2 tấn quả/sào, bán với giá bình quân 10.000 đồng/kg người trồng đã có nguồn thu từ 15-20 triệu đồng/sào/năm. Đây là giống bưởi chín sớm vào khoảng rằm tháng Tám âm lịch, vừa kịp phục vụ nhu cầu Tết Trung thu của các cháu, người trồng vừa có thời gian chăm sóc, phục hồi, dưỡng cây cho vụ quả tiếp theo nên giống bưởi này hầu như không có tính cách niên, mất mùa như các giống bưởi khác.

Theo các cụ cao niên thôn Quế Dương cho biết, giống bưởi đường này do cụ Thảo ở xóm Thạch Thượng lưu giữ và nhân giống từ một cây bưởi gieo từ hạt có cách nay gần 100 năm và được nhân giống bằng cách chiết cành trồng từ thế hệ này qua thế hệ khác mà vẫn lưu giữ được những đặc tính quí: sinh trưởng khỏe, chống chịu sâu bệnh tốt, ra quả sai, chất lượng tốt được nhiều người ưa chuộng. Trong thôn hiện còn nhiều cây bưởi trên 20 năm tuổi vẫn cho thu hoạch đều như vườn ông Nguyễn Danh Ngọ, vườn anh Nguyễn Huy Chung v.v…

Một ưu điểm nữa của giống bưởi đường Quế Dương so với các giống bưởi khác là chúng thích nghi tốt với loại đất thịt pha cát hay đất phù sa ven sông nên rất bền cây, khỏe mạnh, ít bị sâu bệnh hại và khả năng chịu úng ngập rất cao. Nhiều trận lũ ngập đã gây thối rễ, chết cây bưởi Diễn và các giống bưởi chua khác nhưng bưởi đường Quế Dương vẫn trụ vững, hàng năm vẫn cho quả đều nên rất thích hợp để trồng ở các dải đất phù sa ven sông.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Như Hảo, chủ tịch Hội nông dân xã Cát Quế cho biết: Hiện tại Hội nông dân xã đang phối hợp với Hội nông dân huyện Hoài Đức và Trung tâm Tài nguyên di truyền thực vật triển khai dự án “Bảo tồn và phát triển quĩ gen bưởi chín sớm vùng lũ sông Đáy, huyện Hoài Đức" trong 2 năm 2010-2011 trên địa bàn xã Cát Quế. Các nội dung chính đang được tiến hành có kết quả khả quan là lập vườn ươm, tiến hành nhân giống bằng các phương pháp tiên tiến, hiện đại như Invitro, cấy ghép đỉnh sinh trưởng để tạo ra nguồn giống hoàn toàn sạch bệnh, khỏe mạnh mà vẫn giữ nguyên được các đặc tính ưu việt của giống bưởi đường Quế Dương; tổ chức nhiều lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái, bảo quản theo qui trình công nghệ tiên tiến nhằm thay đổi tập quán canh tác theo lối truyền thống trước đây để nâng cao chất lượng và giá trị thương phẩm. Dự án cũng đề ra mục tiêu tiến hành xây dựng và quảng bá thương hiệu bưởi đường Quế Dương trên mọi miền đất nước giúp mở rộng thị trường tiêu thụ.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm