| Hotline: 0983.970.780

Bướm lạ quấy nhiễu ngư dân Quảng Nam

Thứ Hai 20/08/2012 , 15:48 (GMT+7)

Hàng trăm ngư dân đánh bắt trên biển ở Quảng Nam đang lo lắng khi hàng triệu con bướm lạ tấn công, chúng cắn, chích người gây mụn đỏ trên da, ngứa ngáy khó chịu.

Hàng trăm ngư dân đánh bắt trên biển ở Quảng Nam đang lo lắng khi hàng triệu con bướm lạ tấn công, chúng cắn, chích người gây mụn đỏ trên da, ngứa ngáy khó chịu.

 
Ngư dân Đặng Đức (trái) và Trần Công Tĩnh kể chuyện bị bướm “quấy nhiễu”. Ảnh: Báo Quảng Nam

Ông Trần Ngọc Bảy, ngư dân ở thôn Tân An, xã Bình Minh, huyện thăng Bình, Quảng Nam kể, cách đây mấy ngày, khi phương tiện của ông đánh bắt cách bờ khoảng 20 hải lý thì đàn bướm lạ xuất hiện, bay ập vào, sau đó gây ngứa rất khó chịu cho nhiều ngư dân.

“Đàn bướm xuất hiện khi tàu chúng tôi bật giàn điện lên. Bướm bay dày đặc, che khuất ánh sáng của nhiều bóng đèn rồi bu vào tấn công chục người trên ghe, sau đó nhiều người bắt đầu thấy ngứa ngáy”, ông Bảy nói.

Khi thấy nổi lên mụt đỏ và gãi đến bưng mủ, ông Bảy đi đến trạm y tế mua thuốc uống, thì bác sĩ ở đây khuyên không đi biển nữa. Vì vậy 4 ngày qua ông ở nhà vừa uống vừa thoa thuốc, các mụt đỏ có phần khô lại, tuy nhiên khắp người vẫn còn ngứa rất khó chịu.

Nhiều ngư dân khác ở xã Bình Minh cũng phản ánh tình trạng bị bướm đen tấn công trên biển, nhưng không biết nó từ đâu tới với mật độ dày đặc.

Ông Trần Công Tĩnh, cũng ở Quảng Ngãi, mấy ngày qua đứng ngồi không yên vì phải liên tục gãi. Khắp người ông nổi lên mụn đỏ, có chỗ thành vệt máu khô trên da do gãi gây trầy xước. Ông cho biết, khi đàn bướm ập vào người, rất nhiều con dập nát và tiết ra chất dịch màu xanh gây ngứa.

“Mỗi lần tàu bật đèn lên là đàn bướm sà xuống, khi chúng tôi tắt đèn đàn bướm nổi lềnh bềnh trên mặt nước, nhìn gần thấy nhiều con to đang bơi, rồi khi bật đèn lên lại thì bướm tiếp tục ùa vào tàu. Nó mà bu vào mình thì không gãi không xong, khổ là càng gãi càng ngứa, gãi đến khi nào tóe máu ra thì thôi”, ông Tĩnh nói.

Theo ngư dân, trong hàng triệu con bướm lạ này, có con màu xanh khi bay tông vào người ngư dân là xịt ra nước màu xanh rất ngứa ngáy. Thường sau khi tiếp cận vào người ngư dân, bướm lạ chui vào tay áo, cổ áo, khiến họ phải gãi có khi đến “bật cả máu vẫn chưa hết ngứa”.


Vết cắn của đàn bướm nổi trên da ngư dân Trần Ngọc Bảy. Ảnh: Báo Quảng Nam

Ngư dân còn cho biết, cách đây khoảng bốn năm, loài bướm này từng xuất hiện nhưng số lượng ít, ở phạm vi hẹp và không gây ngứa. Nay bướm lạ không chỉ ở vùng biển Quảng Nam mà các vùng biển khác cũng có, tuy nhiên nhiều nhất là biển miền Trung từ Quảng Ngãi ra đến Quảng Trị.

Ngư dân Đặng Đức, quê ở xã Bình Minh khai thác hải sản ở vùng biển tỉnh Quảng Trị, tại vùng biển này ngư dân cũng gặp loài bướm tương tự. Ông Đức quả quyết là nhìn thấy loài bướm màu xanh đen không chỉ bay lên không mà lội được sóng nước. Ông cho hay, mỗi lần đèn sáng lên, bướm bay đến không chỉ ở trên trời mà còn từ dưới biển lên. Ban đầu ông Đức ngỡ do mưa dông đầu mùa nên xảy ra hiện tượng này, nhưng sau đó thấy ngứa rất lạ.

Ông Trần Công Anh, Trưởng trạm Y tế xã Bình Minh cho biết, ngư dân khi đến khám bệnh đã báo lại là loài bướm này chỉ xuất hiện trên biển, không ở trong bờ, đặc biệt khi đèn trên ghe bật lên nó mới bay đến. Đáng lưu ý nữa là khi trời không có gió thì loài bướm này mới tấn công, còn khi trời có gió không thấy xuất hiện. “Xưa nay trạm chưa gặp những trường hợp này. Nhìn vào các vết cắn trên người ngư dân giống như ghẻ ở ngoài da. Mấy ngày nay ai tới khám, chúng tôi đều viết giấy giới thiệu lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh để khám, xác định bệnh”, ông Anh nói.

Bác sĩ Lữ Đình Tiện, Trưởng khoa Phong - da liễu, Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cho hay, đến nay chưa có bệnh nhân nào là ngư dân mắc các bệnh do bướm tấn công lên khám tại khoa. “Tuy nhiên, theo miêu tả thì đây là hiện tượng lạ, lần đầu tiên tôi được nghe. Do chưa khám trực tiếp nên chúng tôi chưa kết luận bệnh gì, nếu có trường hợp nào đến đây chúng tôi sẽ khám kỹ và xác định nguyên nhân”, bác sĩ Tiện nói.

Theo ông Trương Công Hùng, Bí thư Đảng ủy xã Bình Minh, địa phương hiện có rất nhiều ngư dân bị ngứa ngáy sau khi lao động trên biển. Địa phương vẫn chưa báo cáo lên trên bởi đang tiếp tục theo dõi diễn biến.

(Theo Báo Quảng Nam)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm