| Hotline: 0983.970.780

Buôn làng Đăk Lăk đổi thay nhờ các chương trình mục tiêu

Thứ Bảy 08/10/2016 , 07:01 (GMT+7)

Thời gian qua, nhiều mô hình phát triển kinh tế của tỉnh Đăk Lăk đã được triển khai tại các buôn đồng bào đồng bào DTTS, tiêu biểu như mô hình chăn nuôi bò theo hộ, nhóm hộ; nuôi cá; trồng cỏ chăn nuôi; trồng cây công nghiệp; cây ăn quả; ngô lai; cải tạo vườn tạp... 

20-30-51_dsc02961
Nhờ việc phát triển đa cây, đa con nên đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk ngày càng khởi sắc
 

Đăk Lăk là tỉnh có 43 DTTS khoảng 97.893 hộ với 540.365 nhân khẩu, chiếm 31.97% dân số toàn tỉnh, trong đó người dân tộc Êđê chiếm đông nhất với hơn 270.000 người, dân tộc Nùng hơn 62.000 người, dân tộc Tày chiếm hơn 50.000 người.

Một số dân tộc thiểu số như Cơ Ho, X’Tiêng, Khơ Mú, Phủ Lá, Mạ, Giấy, La Hủ, Lự, Chút... có dân số ít hơn 100.000 người. Các huyện Krông Pák, Ea H’Leo, Cư M’Gar, Cư Kuin, Krông Ana là những địa phương thực hiện khá tốt phong trào định canh định cư, đời sống đồng bào DTTS tại chỗ được nâng cao.

Với lực lượng đông đảo người dân tộc trên địa bàn, việc phát triển kinh tế tại các buôn đồng bào DTTS sẽ góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế xã hội quê hương Đăk Lăk, cũng như tăng cường tinh thần đoàn kết, thống nhất giữa các dân tộc trên địa bàn, cùng cả tỉnh thực hiện thắng lợi sự nghiệp xóa đói giảm nghèo.

Cho đến nay bộ mặt nông thôn ở các buôn, thôn đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh đã có những thay đổi tích cực, đời sống đồng bào không ngừng được cải thiện, điều kiện về cơ sở hạ tầng không ngừng được đầu tư, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh ở địa phương.

Thông qua rất nhiều chương trình, dự án của các Bộ ngành từ Trung ương đến địa phương, đã có những chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ cho nhiều vùng đồng bào DTTS trong tỉnh như chương trình điện năng lượng mặt trời, chương trình áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông lâm nghiệp, chương trình tập huấn, đào tạo nguồn nhân lực nông thôn, chương trình xây dựng mô hình thư viện điện tử…

Đây là điều kiện tốt để các nông hộ có điều kiện tiếp cận và tuyên truyền vận động áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, nhằm từng bước thay đổi một số lề lối tập quan cũ, lạc hậu và hiệu quả thấp. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 100% hộ DTTS đã sống định canh, định cư, xây dựng buôn làng giàu đẹp, đời sống vật chất, tinh thần ngày một nâng lên.

20-30-51_nuoi-tho-2
Nhờ việc phát triển đa cây, đa con nên đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk ngày càng khởi sắc
 

Huyện Lăk là một ví dụ, là huyện có 86 buôn đồng bào DTTS tại chỗ và 4 buôn đồng bào DTTS  phía Bắc di cư chiếm có 63% dân số; trong đó hộ nghèo chiếm 35,56%.

Nhờ thực hiện các hoạt động ứng dụng KHKT như hỗ trợ cho các hộ trồng điều ghép cao sản, triển khai đề tài ứng dụng KHKT trồng tre lấy măng, mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích lúa 1 vụ sang trồng ngô nếp vụ đông xuân và trồng lúa vụ hè thu... mang lại hiệu quả kinh tế cao, qua đó giúp nông dân tiếp thu tiến bộ KHKT để áp dụng vào thực tiễn sản xuất, nâng cao năng suất.

Bên cạnh đó, các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng không ngừng được quan tâm, chú trọng, huyện đã đầu tư hỗ trợ 495 con bò cái sinh sản cho 596 hộ; 3.125 kg giống lúa lai nhị ưu cho 265 hộ; 1.346 kg ngô lai cho 235 hộ; 20.000 cây cà phê cho 56 hộ; 32 dàn máy sản xuất cấp cho 32 nhóm hộ.

Các chương trình trợ giá, trợ cước cũng được chú trọng nhằm giúp các hộ đồng bào DTTS nâng cao đời sống, ứng dụng KHKT, chuyển đổi cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và khuyến công được triển khai rộng khắp, đã tổ chức được 345 lớp tập huấn cho hơn 9.200 lượt nông dân tham gia, triển khai 39 mô hình và 30 cuộc hội thảo về các loại giống cây trồng, vật nuôi, chuyển giao kỹ thuật thu hút hơn 1.290 lượt nông dân tham gia…

20-30-51_g-th-vuon
Nhờ việc phát triển đa cây, đa con nên đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk ngày càng khởi sắc
 

Nhờ những hoạt động trên, đến nay, huyện đã có 100% buôn, thôn trong huyện đã có chi bộ Đảng, thu nhập bình quân đầu người trong đồng bào DTTS đạt gần 6 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 2 triệu đồng so với năm 2006; tỷ lệ lao động phổ thông là người DTTS được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, nghiệp vụ, ngành nghề đạt khoảng 30%; số hộ đồng bào DTTS được định canh định cư đạt 90%; 85% hộ đồng bào DTTS đã được kéo điện sinh hoạt.

Qua những kết quả đạt được cho thấy người dân dần từng bước đã có những nhận thức nhất định về việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhất là sản xuất nông lâm nghiệp…

Hầu hết tất cả các vùng đồng bào dân tộc đều được đầu tư một số công trình về cơ sở hạ tầng, điểm văn hoá xã, các chương trình khuyến nông cơ sở, tập huấn chuyển giao nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là việc đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật sản xuất trồng trọt và chăn nuôi vào các vùng đồng bào dân tộc trong tỉnh và người dân cũng đã có những nhận thức về mức độ hiệu quả của các chương trình, thông qua việc nâng dần tỷ lệ hộ dân thoát khỏi cảnh đói nghèo.

20-30-51_nuoi-ong-3
Nhờ việc phát triển đa cây, đa con nên đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk ngày càng khởi sắc
 

Có thể nói, trong thời gian qua, Đảng và Chính phủ đặc biệt quan tâm, chỉ đạo các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện rất nhiều chương trình với tổng kinh phí lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng như các chương trình trọng điểm như 135, chương trình 134.. và lồng ghép rất nhiều chương trình về đào tạo và nâng cao năng lực các cấp chính quyền thôn buôn, đào tạo nghề cho thanh niên vùng dân tộc, các chương trình hỗ trợ của các tổ chức tín dụng, ngân hàng… đã đạt được những kết quả và từng bước nâng cao đời sống cộng đồng các dân tộc.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm