| Hotline: 0983.970.780

Buôn mình giàu rồi

Thứ Sáu 09/03/2012 , 10:01 (GMT+7)

Anh Y Kư Niê, một nông dân buôn Eana, huyện Krong Ana (Đăk Lăk) đã tự khoe với chúng tôi như vậy vào dịp kỷ niệm 6 năm ngày kết nghĩa giữa buôn Eana và Cty CP Phân bón Bình Điền.

HỘ KHÁ, GIÀU TĂNG GẤP 10

Không những Y Kư Niê mà cả Bí thư Đoàn Thanh niên- anh H’ Duyên, Trưởng thôn Y Đức- ông K’ Buor và các nông dân khác đều hồn nhiên khoe sự giàu có của buôn mình. Cụ thể nhà nào nhà nấy đều mua mới máy cày, tậu máy bơm, ti vi, đầu máy…

Hơn cả cái giàu vật chất dễ dàng nhìn thấy, Eana còn là buôn khá giàu về văn hóa và đời sống tinh thần. H’ Duyên, vừa là bí thư đoàn thanh niên vừa là "ông bầu" đội bóng chuyền của buôn, cho biết: "Đã mấy năm nay, phong trào văn nghệ, TD-TT buôn tao sôi nổi lắm. Thứ 7, chủ nhật nếu trời không mưa, tất cả nam thanh niên hầu như có mặt tại sân bóng, còn buổi tối thì nhà văn hóa cộng đồng lúc nào cũng mở cửa phục vụ cho thanh niên và người có tuổi. Mày có thích nghe cồng chiêng không, tối này ra nhà văn hóa có tao biểu diễn đấy”.

Dù chỉ cách trung tâm TP chỉ 20 km nhưng thời điểm năm 2004 Eana vẫn có tới 121/296 hộ nghèo. Thu nhập chính của bà con là 200 ha cà phê, năng suất lúc đó chỉ đạt 2 tấn/ha. Ngoài ra còn có 2 ha hồ tiêu, 20 ha bắp lai, 6 ha lúa nước, 50 con bò, heo thả rông dưới gầm sàn. Vì lạc hậu như thế nên Eana được tỉnh xếp vào diện khu vực 3, khu vực đặc biệt khó khăn.

6 năm sau năng suất cà phê đã tăng gấp đôi (4 tấn/ha), bắp thì tăng gấp rưỡi (4,5 tấn/ha), lúa cũng tăng lên 5 tấn. Số hộ nghèo trong buôn tính theo chuẩn mới đã giảm xuống, chỉ còn 70 hộ, số hộ khá giàu đã tăng từ 20 lên 200, 100% hộ có mô tô, phần lớn có máy nông cơ. Trước đây chỉ có 20 hộ có nhà xây kiên cố thì nay số nhà xây đã chiếm 50%. Nhiều nhà trước đây phải bán chiêng ché giờ đã mua lại được.

 THÀNH THỊ HÓA NÔNG THÔN

Tiến nhanh hơn, mạnh hơn buôn Eana là xã Ea kly huyện Krong Păc. Thật khó hình dung một xã vùng 2 như Ea kly lại có bước phát triển nhanh như vậy từ khi được chọn làm xã điểm nông thôn mới. Thành quả vật chất dễ thấy nhất qua 2 năm triển khai chương trình NTM là đã bê tông hóa được 700m đường trục xã trị giá 1 tỷ đồng, 420m đường giao thông nội đồng trị giá 300 triệu. Xây dựng được hệ thống thủy lợi để tưới chủ động cho 2.000 ha lúa, 1.300 ha cây cà phê và cây dài ngày khác. Đó là chưa kể đến 6/10 trường học đạt chuẩn quốc gia…

Chỉ trong 2 năm, xã đã hoàn thành 11/19 chỉ tiêu NTM, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 9,7%. Ông Nguyễn Văn Minh, một nông dân cho biết cái lợi đầu tiên mà ai cũng được hưởng là giao thông đi lại thuận tiện, đường sá sạch đẹp và hàng hóa lưu thông dễ dàng. Trước kia giá nông sản của người dân bán thường thấp hơn so với thị trấn Phước An, nhưng nay đã xêm xêm. Ông Nguyễn Trọng Khai, một nông dân khác triết lý: “Chúng tôi rất mê với chương trình “thành thị hóa nông thôn” của Nhà nước, hễ làm cái gì cũng được tất cả ủng hộ.

HỨA HẸN ĐỘT PHÁ

Theo ông Đông, về thuận lợi cơ bản Đăk Lăk là một vùng SXNN tập trung có quy mô hàng hóa lớn, tiêu thụ nhiều vật tư nông nghiệp nên được nhiều DN quan tâm; đặc biệt là Cty CP Phân bón Bình Điền. Nếu biết khơi dậy nội lực, tận dụng tốt các nguồn lực bên ngoài thì chắc chắn chương trình NTM của Đăk Lăk sẽ có bước đột phá mạnh mẽ.

Hai điểm sáng về xây dựng NTM ở Đăk Lăk tuy có khác nhau, buôn Eana là làm tự phát, còn Eakly đã có sự chỉ đạo từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên cả hai xã này đều có điểm giống nhau là bứt phá đi lên từ kinh tế nông nghiệp mà mũi nhọn là áp dụng các TBKT. Buôn Eana có cán bộ kỹ thuật  xuống “3 cùng” với dân, còn Ea kly thì việc chuyển giao TBKT đã được hoạch định trong chương trình.

Nhờ có sự đầu tư đáng kể về hạ tầng, nhất là về thủy lợi, hấp thụ được TBKT mới nên năng suất, chất lượng nông sản ở 2 địa phương này đều tăng lên đáng kể, lao động được huy động tối đa. Nhờ vậy mà thu nhập của hộ gia đình nông dân tăng thêm. Tiêu chí tăng thu nhập là nhân tố quyết định, có tác dụng đầu tàu, kéo theo các tiêu chí khác.

Đăk Lăk không phải là tỉnh nghèo, trong 1,75 triệu người có đến 30% là đồng bào dân tộc ít người, 76% số dân ở nông thôn. Do địa hình bị chia cắt nên việc xây dựng NTM rất khó khăn. Ông Vũ Văn Đông, PGĐ Sở NN-PTNT Đăk Lăk cho biết: Khó khăn nhất là 3 tiêu chí: Phát triển hạ tầng, giao thông nông thôn, tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất