| Hotline: 0983.970.780

Cá hồi Sa Pa rẻ cũng không bán được

Thứ Ba 24/03/2020 , 06:35 (GMT+7)

Sa Pa không bóng du khách, nhà hàng, khách sạn đóng cửa vì dịch bệnh Covid-19. Hệ luỵ là các hộ dân nuôi cá hồi có nguy cơ vỡ nợ vì không bán được cá.

Hộ dân nuôi cá hồi ở Sa Pa cầm cự, hy vọng sớm hết dịch bệnh Covid-19 để có thể tiêu thụ được cá. Ảnh: TN

Hộ dân nuôi cá hồi ở Sa Pa cầm cự, hy vọng sớm hết dịch bệnh Covid-19 để có thể tiêu thụ được cá. Ảnh: TN

“Cá hồi có trứng là hỏng”

“Cá hồi không như con cá tầm, cá chép thời gian nuôi dài, nên có thể trụ được lâu hơn khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Còn con cá hồi ở Sa Pa nuôi thêm một vài tháng nữa khi cá có trứng, cá sẽ tức trứng chết”, ông Trần Chung Hưng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá nước lạnh Sa Pa.

Cũng như nhiều hộ dân ở Bản Khoang (Sa Pa), trang trại cá hồi, cá tầm của ông Lê Trung Thức còn tồn 5 - 7 tấn cá hồi.

Cá không bán được là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 bởi các địa điểm du lịch của tỉnh Lào Cai, trong đó có Sa Pa ngừng đón du khách.

Ông Thức lo lắng, “cá hồi 1,2 – 1,5 kg là phải xuất bán trong khi đó nhiều con đã đạt trọng lượng 1,7 – 2kg. Cứ tình trạng này, chúng tôi chỉ cầm cự 1 - 2 tháng nữa là cá hồi lớn và có trứng là hỏng hết”.

Theo ông Thức lý giải, khi cá hồi già, cá sẽ cho trứng nhưng thịt cá không còn đỏ, ăn nhạt và không ai mua loại cá này.

Mặc dù trứng cá hồi có giá trị cao nhưng đa số người dân nuôi cá không biết cách bảo quản và cũng chưa chuẩn bị cho việc này.

Chưa bao giờ Sa Pa lại vắng tanh, không một bóng du khách như thời điểm này. Không có khách du lịch cũng đồng nghĩa với việc không có người ăn cá hồi trong khi tiêu thụ tại chỗ chiếm tỷ trọng lớn.

Trong khi, cá lớn dần mà người dân thì vẫn phải duy trì thức ăn hằng ngày cho cá. Mỗi ngày, mỗi hộ nuôi chi tiền thức ăn cho cá cũng lên tới cả triệu đồng vì đây là thức ăn nhập khẩu.

Ông Nguyễn Văn Lũy ở thôn Can Hồ (xã Ngũ Chỉ Sơn, Sa Pa) cho biết, cá hồi đã đến ngày xuất bán để thu hồi vốn thế nên giữ cá lại ngày nào thì lỗ ngày ấy vì tiền thức ăn cho cá rất tốn kém.

Với 20 tấn cá hồi còn tồn như của nhà ông Luỹ thì chỉ riêng tiền thức ăn cũng lên tới cả chục triệu đồng mỗi ngày. Trong khi, giá cá hồi đã xuống quá thấp chỉ còn khoảng 160 nghìn đồng/kg.

Ông Hạng A Sang, Chủ tịch UBND xã Ngũ Chỉ Sơn (Sa Pa) cho biết, chỉ tính riêng trên địa bàn xã có khoảng 70 cơ sở nuôi cá hồi tập trung ở Phìn Hồ, Kim Ngan, Can Hồ… và lượng cá hồi thương phẩm tồn bị ảnh hưởng do đợt dịch bệnh Covid-19 sẽ gây thiệt hại lớn cho các hộ dân.

Khó tiêu thụ sản phẩm

Cá hồi không tiêu thụ được, nhiều hộ “khóc dở, mếu dở” vì phải vay vốn đầu tư, hộ ít cũng phải vay 100 – 200 triệu đồng, còn hộ nhiều thì lên tới vài tỉ đồng. Giải pháp hiện nay là người dân tự tung lên mạng bán lẻ nhưng số lượng tiêu thụ không đáng kể.

“Cá hồi Sa Pa chủ yếu cung cấp cho hàng hàng, khách sạn để phục vụ cho khách du lịch, tiếp đãi đối tác làm ăn. Bởi cá hồi tuy có nhiều dưỡng chất nhưng đòi hỏi phải biết chế biến, do đó không sử dụng đại trà trong bữa ăn hằng ngày. Vì vậy, giá cá hồi thời điểm này giảm mạnh, rẻ nữa thì người dân cũng không mua về ăn”, ông Thức cho hay.

Cũng theo ông Thức, đến khi hết dịch bệnh Covid-19 thì hệ luỵ của nó sẽ còn tiếp diễn vì trong mấy tháng có dịch, người dân cũng như doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn vì không làm ăn, buôn bán được.

“Trông vậy thôi bí tiền lắm chứ vì ở thời điểm này vẫn phải duy trì hoạt động trong khi chưa thể thu về được gì thì lấy đâu tiền ăn uống, thiết đãi đối tác”, ông Thức nói.

Còn ông Trần Chung Hưng, chủ hệ thống nhà hàng Song Nhi, Phó Chủ tịch Hội Nuôi cá nước lạnh Sa Pa cho biết, các nhà hàng trong hệ thống đã đóng cửa từ đầu tháng 3. Còn nhân viên của nhà hàng ở lại thì làm công việc khác như trồng rau, nuôi gà, nuôi cá và vẫn trả lương bình thường.

Ông Hưng biết, thống kê sơ bộ lượng cá hồi còn tồn trong hệ thống của hiệp hội khoảng hơn 200 tấn. Giải pháp tiêu thụ cá hồi thời điểm này là chế biến cá hồi thành nhiều sản phẩm khác có thể để lâu được song song với đó tìm các đầu mối là cửa hàng bán thực phẩm sạch tiêu thụ cá tươi, cá sơ chế để ăn sống… Tuy nhiên, số lượng tiêu thụ cũng rất hạn chế.

“HTX Chế biến thủy sản nước lạnh Sa Pa hiện hoạt động hết công suất chế biến cá hồi cắt khúc, cá hồi nguyên con, ruốc cá hồi, cá hồi hun khói… và bán giá thấp nhất có thể cho người tiêu dùng bởi thời điểm này không phải để kiếm lợi nhuận.

Chúng tôi chỉ cần tiêu thụ sảm phẩm cho bà con để tránh khỏi đổ vỡ do gánh nặng vay vốn đầu tư. Chúng tôi với tư cách là những người đứng đầu ngành đảm bảo chất lượng, giá cả cho con cá hồi Sa Pa”, ông Hưng cho hay.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm